Cục Xuất nhập cảnh (Bộ Công thương) vừa ra thông báo khuyến cáo các doanh nghiệp lưu ý quy định về thời gian chuyển tiếp để chủ động trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, nhập khẩu ô tô và đảm bảo thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 116/2017/NĐ-CP.
Cụ thể, theo thông báo của Bộ Công thương, Nghị định 116/2017/NĐ-CP (Nghị định 116) quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Nghị định 116 có hiệu lực kể từ ngày ký (17/10) và quy định chuyển tiếp đối với điều kiện kinh doanh nhập khẩu ô tô. Theo đó, hoạt động kinh doanh nhập khẩu ô tô được thực hiện theo quy định hiện hành đến hết ngày 31/12/2017. Các doanh nghiệp đã đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định 116 và được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô trước ngày 31/12/2017 được quyền nhập khẩu ô tô kể từ ngày Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô có hiệu lực.
Hình minh họa
Kể từ ngày 1/1/2018, doanh nghiệp chỉ được phép nhập khẩu ô tô sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô theo quy định tại Nghị định 116.
Điều kiện để được kinh doanh ô tô nhập khẩu của Nghị định mới ban hành đó là doanh nghiệp phải đáp ứng hai điều kiện là có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng đúng chuẩn thuộc sở hữu, của đại lý trong hệ thống hoặc đi thuê và có văn bản xác nhận doanh nghiệp được quyền thay mặt hãng ở nước ngoài thực hiện việc triệu hồi xe tại Việt Nam.
Với quy định này, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh ô tô nhập khẩu không chính hãng hiện nay đều sẽ “không đạt yêu cầu”.
Nghị định 116 cũng quy định hàng loạt giấy tờ khác mà doanh nghiệp phải có như: Bản sao giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; Bản chính phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài cấp cho từng xe; Tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài đối với nhà máy sản xuất ra kiểu loại ô tô nhập khẩu còn hiệu lực được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
Ngoài ra, Nghị định này cũng quy định mỗi một lô hàng nhập khẩu phải mang một xe đi thử nghiệm.
Do đó, Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp lưu ý quy định về thời gian chuyển tiếp để chủ động trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, nhập khẩu ô tô và đảm bảo thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 116/2017/NĐ-CP.
Tuy vậy, theo đánh giá, các quy định mới này không chỉ khó đối với các doanh nghiệp ô tô nhập khẩu không chính hãng mà còn khó cả với doanh nghiệp nhập khẩu ô tô chính hãng đang kinh doanh tại thị trường trong nước.
Cũng trong các tháng cuối năm, lượng xe nhập khẩu về thị trường Việt sẽ tăng lên để “chạy” quy định mới bởi dù có hiệu lực ngay từ ngày ký nhưng hoạt động kinh doanh nhập khẩu ô tô được thực hiện theo quy định hiện hành đến hết năm nay. Kể từ đầu năm sau, doanh nghiệp chỉ được phép nhập khẩu ô tô sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô theo quy định tại Nghị định này.
Ngoài ra, một vài thông tin trên thị trường cho thấy một vài dòng xe mới dự kiến được đưa về thị trường trong nước cũng bị "tạm hoãn". Trong đó cho thấy chủ yếu là các dòng xe được nhập khẩu từ thị trường ASEAN.
Theo ICT News
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Chính phủ vừa chấp thuận việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng lại từ chối đề xuất tương tự với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Theo Tổng cục Thống kê, ôtô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam và lượng xe nhập khẩu trong tháng 4.2023 đều có xu hướng sụt giảm. Phần lớn nguyên nhân đến đến từ việc ảnh hưởng kinh tế khiến sức mua giảm khiến nguy cơ tồn kho tăng cao.
Hơn 15.000 ô tô được nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 3, tăng gần 2.900 chiếc so với tháng trước, tương ứng trị giá đạt 355 triệu USD.