Tại một đại lý Toyota ở TP HCM, dòng xe Rush, Avanza và một số mẫu bán tải Hilux hiện không có hàng để bán. Khách hỏi mua đều được nhân viên thông báo là hết hàng, muốn mua phải đặt cọc từ 20-30 triệu đồng và chờ. Cụ thể, khách mua Avanza phải chờ vài ba tuần, còn Hilux phải chờ hết tháng 6. Còn riêng dòng Rush, các đại lý không nhận đặt cọc vì không biết bao giờ mới có xe nhập về.
Tương tự, tại các đại lý ôtô của Honda, khách mua CR-V phải chờ đến tháng 6 mới có hy vọng được nhận xe. Còn đối với dòng Civic đời 2018 dung tích 1.8L hiện chỉ còn một số màu nên khách khó có sự lựa chọn. Đối với Civic phiên bản mới 1.5L hiện không có xe, khách mua cũng phải chờ.
Dù khan hiếm xe nhưng từ ngày 20-5 đến 30-6, Honda Việt Nam lại triển khai chương trình khuyến mãi "Đón xe hay, thêm ngay quà tặng". Theo đó, khách mua CR-V, City được tặng gói phụ kiện (thảm trải sàn, thảm cốp, bộ vá lốp khẩn cấp, xe đạp Modulo) và gói bảo dưỡng định kỳ (trị giá khuyến mãi hai gói trên cho CR-V là 13,5 triệu đồng, City là 12,8 triệu đồng). Trường hợp khách không nhận gói hỗ trợ này sẽ được đại lý trừ vào giá bán xe khoảng 10 triệu đồng.
Khách mua xe Xpander phải chờ đến tháng 9
Tại đại lý Misubishi cũng có nhiều dòng xe của hãng này không còn hàng để bán, khách phải đặt cọc từ 10-20 triệu đồng để được ưu tiên mua xe sớm. Cụ thể, với dòng xe Xpander, khách phải chờ đến tháng 9 mới có xe về. Đối với dòng xe Outlander, người mua cũng phải chờ đến tháng 6. Hay dòng xe bán tải của hãng là Triton, khách phải chờ đến cuối tháng 6 hoặc sang tháng 7 mới có xe nhập về.
Tại các đại lý của Ford, khan hiếm nhất là dòng xe bán tải Ranger loại một cầu dù loại xe này vừa tăng phí trước bạ hồi giữa tháng 4.
Đại diện các hãng xe trên cho biết sở dĩ một số dòng xe hiện nay đang khan hiếm là có nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn dòng xe bán tải hồi đầu tháng 4 vừa qua được điều chỉnh thuế trước bạ tăng, nên trước đó khách hàng đã tập trung mua nhiều. Nay nhu cầu giảm nên các hãng cũng không vội nhập xe về. Đối với các dòng xe khác như Xpander, CR-V do nhu cầu lớn nên xe nhập về bao nhiêu đều giao hết cho khách. Còn các dòng xe còn lại có thể do đơn hàng từ nhà máy không đáp ứng được cũng như thủ tục nhập khẩu có thể bị trục trặc.
Theo Người lao động
Lượng sản xuất quý I giảm trên 10% so với cùng kỳ còn lượng hàng bán ra thấp khiến tồn kho ôtô tăng tới 122,5%.
Lượng tiêu thụ ô tô ở Việt Nam trong tháng 9/2019 tăng mạnh, trong đó các thương hiệu xe Nhật như Toyota, Honda, Mitsubishi đều tăng trưởng “dương” với con số đẹp so với tháng trước đó.
Bước sang tháng 5, thị trường xe máy tiếp tục diễn biến khá chậm, nhiều mẫu xe máy giá vốn rẻ nay còn được điều chỉnh bán ra thấp hơn so với giá đề xuất của hãng từ 500.000 - 2,5 triệu đồng tùy mẫu xe, phiên bản.
Tháng 4, thị trường ô tô Việt chứng kiến hàng loạt mẫu xe mới giảm giá sâu lên đến cả trăm triệu đồng. Cùng xu hướng đó, dù giảm giá mạnh nhưng xe cũ vẫn trong tình trạng "ế chỏng chơ".
Nhu cầu về ô tô giảm mạnh trong khi nguồn cung dư thừa nên giá bắt đầu giảm. Nhiều đại lý đã mở cửa bán hang, mức giá bán lẻ nhiều mẫu xe đã giảm thấp hơn giá công bố hoặc khách mua được ưu đãi.