Tôi mới xem đoạn phim tài liệu về Nhật Bản những năm 60 của thế kỷ trước mới thấy họ có nhiều nét tương đồng với văn hóa giao thông Việt Nam. Cụ thể, ra đường mạnh ai người đó đi, đường phố hỗn độn. Theo tôi, suy cho cùng thì chừng nào những thứ thuế áp lên ôtô cá nhân được gỡ bỏ, người người nhà nhà đều có ôtô để sử dụng thì hiện tượng hỗn loạn trong giao thông mới có thể chấm dứt.
Vì sao, đơn giản thế này, nếu đa số mọi người đều đi ôtô, thì tự nhiên sẽ không có hiện tượng tranh lấn làn đường nữa, vì đa số làn đường đều là dành cho ôtô. Nếu mọi người đều đi ôtô, xe máy thưa dần, cơ hội để cấm xe máy cũng dễ dàng áp dụng hơn, thành ra xe máy lại càng ít cơ hội ra đường.
Và khi ôtô vi phạm luật giao thông thì phạt sẽ dễ hơn xe máy, có thể phạt nặng hơn, có thể áp dụng phạt tự động. Như vậy, tài xế ôtô vì thế mà cũng sợ bị phạt hơn. Không phải ý thức người lái ôtô cao, mà vì cảm giác sợ phạt mà họ tự phải đi cẩn thận.
Suy cho cùng sự lộn xộn trong giao thông ở Việt Nam có nguyên nhân sâu xa bởi thuế áp lên ôtô quá cao trong khi mức thu nhập người dân còn quá thấp.
Theo Vnexpress
Từ ngày 15/8/2023, biển số ô tô, xe máy sẽ được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe. Vì vậy, nhiều người băn khoăn không biết nếu đang sở hữu nhiều biển số thì sẽ như thế nào?
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
Hơn 150 nghìn biển số ở 63 tỉnh, thành phố đã được cục CSGT phê duyệt, và được đăng tải công khai trên cổng thông tin đấu giá trực tuyến.
Sau loạt sản phẩm bị ngừng bán, chỉ còn 3 mẫu xe máy nhỏ đang được các đại lý Suzuki Việt Nam phân phối trên thị trường.
Hầu hết những mẫu xe góp mặt trong danh sách 10 ô tô bán chậm nhất Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 là các dòng xe của các thương hiệu ô tô Nhật Bản. Có hãng chỉ bán được 14 xe.