Anh Hải (Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội ) kể: “Tuần qua, tôi có đến đại lý Ford để hỏi mua chiếc Ranger XLS AT. Theo như tôi biết thì mẫu xe này có giá niêm yết là 685 triệu đồng. Nhưng nhân viên đại lý báo không có xe toàn thị trường, vì chưa nhập được về Việt Nam. Khách muốn mua thì phải đợi đến tháng 1/2019”.
Tuy nhiên, theo anh Hải, sau đó thì nhân viên đại lý có gọi lại nói là trong kho còn duy nhất 1 chiếc, nhưng báo giá lên tới 780 triệu đồng/chiếc.
Mẫu xe Ford Ranger XLS AT giá niêm yết 685 triệu nhưng nay khách muốn sở hữu ngay phải mua thêm gói phụ kiện 95 triệu đồng.
“Khi tôi bày tỏ sự ngạc nhiên sao giá đội lên cao thế thì nam nhân viên cho biết, giờ chính sách đại lý chỉ có thể bán với mức giá trên, không thể thấp hơn. Và với mức giá 780 triệu đồng, khách được tặng thêm bộ phụ kiện trị giá tương đương hơn 80 triệu đồng”.
Sau đó, anh Hải có khảo sát ở một vài đại lý khác thì đều nhận được câu trả lời giống nhau.
“Nếu mình muốn lấy xe ngay thì phải chấp nhận giá đó, lại là phiên bản năm 2017. Còn bản năm 2018 thì chưa về, không thể mua được”, anh Hải thông tin thêm.
Còn anh Tâm (Đống Đa, Hà Nội) cũng đã đặt hàng mua một chiếc Honda CR-Vtừ hồi tháng 5. Đến nay, sau khi đến đại lý, anh được nhân viên gợi ý lấy thêm gói phụ kiện thì mới có xe, còn không thì phải chờ đến đầu năm 2019.
“Họ báo tôi thêm gói phụ kiện 50 triệu đồng nếu muốn lấy xe sớm, còn không thì phải chờ đợi lâu”, anh Tâm cho biết.
Theo giới chuyên gia ô tô, tình trạng tăng giá xe, tặng phụ kiện hoặc yêu cầu khách trả thêm tiền phụ kiện để được lấy xe sớm diễn ra trong nhiều tháng gần đây với một số mẫu xe hot.
Lý do là bởi những mẫu này cho đến nay vẫn chưa được nhập ồ ạt về Việt Nam do vướng Nghị định 116.
Đơn cử như hồi tháng 6, nhiều đại lý Toyota cũng đã có “gợi ý nhẹ” các khách hàng đặt cọc trước với số tiền là 50 triệu đồng và mua thêm gói phụ kiện đi kèm theo xe nếu muộn nhận xe sớm hơn.
Tùy vào từng đại lý mà giá trị của gói phụ kiện kèm theo xe cũng khác nhau, có khi lên tới 100 triệu đồng.
Trao đổi với PV, anh Thế Mạnh (chủ một gara auto tại Cầu Diễn) cho biết: “Thực ra chiêu này chỉ ép được những khách nào cần thôi, còn với những khách không quá cần mua mẫu xe đó thì không vấn đề gì, mình có thể không mua. Do đó, để không tránh phải tình trạng này, người dùng có thể bình tĩnh chờ đợi cho đến khi sản phẩm được nhập nhiều về Việt Nam, hoặc chuyển hướng sang các mẫu xe khác”.
(Theo Viet Q)
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Chính phủ vừa chấp thuận việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng lại từ chối đề xuất tương tự với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Theo Tổng cục Thống kê, ôtô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam và lượng xe nhập khẩu trong tháng 4.2023 đều có xu hướng sụt giảm. Phần lớn nguyên nhân đến đến từ việc ảnh hưởng kinh tế khiến sức mua giảm khiến nguy cơ tồn kho tăng cao.
Hơn 15.000 ô tô được nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 3, tăng gần 2.900 chiếc so với tháng trước, tương ứng trị giá đạt 355 triệu USD.