Nhiều doanh nghiệp ô tô Nhật có thể sẽ rút khỏi VN. Trong ảnh: Tại một cơ sở lắp ráp ô tô. Ảnh: Anh Đức
Với sự giẫm chân tại chỗ của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam trong nhiều năm qua, ông Takimoto Koji nhận xét về xu hướng đầu tư của một số doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam thời gian tới có thể thay đổi, như các doanh nghiệp đang sản xuất xe hơi tại Việt Nam có thể rút khỏi Việt Nam chuyển sang các nước lân cận trong khu vực như Indonesia hay Thái Lan, Malaysia...
Theo ông Koji, tại Việt Nam, hiện có 4 doanh nghiệp sản xuất ô tô của Nhật đang đầu tư là Toyota, Mazda, Honda, Suzuki... và có dấu hiệu cho thấy một số doanh nghiệp trong ngành sản xuất xe hơi đang có tâm lý muốn nhập xe hơi từ các nước trong khu vực thay cho nhập khẩu linh kiện về lắp ráp, sản xuất tại Việt Nam vì lợi nhuận cao hơn.
Theo cam kết FTA của Việt Nam trong ASEAN, kể từ năm 2018 thuế nhập khẩu xe hơi từ khu vực này sẽ giảm mạnh. Hiện nay, quy mô thị trường sản xuất xe hơi của Việt Nam chỉ khoảng 250.000 chiếc/năm, khá nhỏ so với các nước trong khu vực như Thái Lan với 2 triệu xe/năm... Trong khi đó, thông thường, một dây chuyền sản xuất ô tô phải trên 200.000 chiếc/năm thì mới đảm bảo lợi nhuận.
“Ngành công nghiệp hỗ trợ được xem như là nền móng cho các ngành sản xuất xe hơi ở Việt Nam lại không có tiến triển gì, tỷ lệ nội địa hóa vẫn còn thấp. Để phát triển được ngành công nghiệp xe hơi thì làm sao phải bán được nhiều xe hơi, trong khi xe hơi ở Việt Nam đang phải gánh rất nhiều phí, khiến giá còn cao”, ông Koji nói thêm.
Về đầu tư chung, năm 2016 Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam hơn 2.1 tỉ USD với số dự án mới tăng kỷ lục 336 dự án mới, ông Koji cho rằng xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2017 dù số vốn đăng ký không tăng đột biến so với các năm trước. Trong đó, mảng dịch vụ, sản xuất hàng hóa tiêu dùng gắn với lối sống… sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật.
Theo ông Takimoto Koji, kết quả khảo sát sát về thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam vừa được Jetro thực hiện cho thấy, một trong những yếu tố rủi ro cho nhà đầu tư Nhật Bản là chi phí nhân công VN tăng nhanh. Tuy nhiên, xét ở một khía cạnh, điều này cũng có nghĩa thu nhập của người dân tăng, kéo theo sức mua thị trường nội địa tăng lên. Đây là vấn đề của chính phủ Việt Nam, làm sao vừa đảm bảo sức cạnh tranh vừa tăng quy mô kinh tế.
Từ ngày 15/8/2023, biển số ô tô, xe máy sẽ được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe. Vì vậy, nhiều người băn khoăn không biết nếu đang sở hữu nhiều biển số thì sẽ như thế nào?
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
Hơn 150 nghìn biển số ở 63 tỉnh, thành phố đã được cục CSGT phê duyệt, và được đăng tải công khai trên cổng thông tin đấu giá trực tuyến.
Sau loạt sản phẩm bị ngừng bán, chỉ còn 3 mẫu xe máy nhỏ đang được các đại lý Suzuki Việt Nam phân phối trên thị trường.
Hầu hết những mẫu xe góp mặt trong danh sách 10 ô tô bán chậm nhất Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 là các dòng xe của các thương hiệu ô tô Nhật Bản. Có hãng chỉ bán được 14 xe.