Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 15-7, ông Nguyễn Hồng Trường - thứ trưởng Bộ GTVT - cho biết như trên.
Đây là động thái mới nhất của ngành giao thông sau khi dư luận thời gian qua đã phản ảnh nhiều về khoản phí bất cập này và tại kỳ họp HĐND các tỉnh, thành vừa qua đã chính thức có địa phương ra nghị quyết tạm dừng việc thu phí hoặc lên tiếng đề nghị bãi bỏ việc thu phí.
Khó thu và không hiệu quả
Tại cuộc họp thường kỳ đánh giá về hoạt động của Quỹ bảo trì đường bộ trung ương chiều 14-7, ông Lê Hoàng Minh - chánh văn phòng quỹ - cho biết sau khi triển khai việc lấy ý kiến của 32 địa phương về việc có nên tiếp tục thu phí đường bộ với xe máy hay không, có 30 địa phương kiến nghị tiếp tục thực hiện.
Chỉ có Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị bỏ thu phí xe máy. Tuy nhiên, tại cuộc họp có nhiều ý kiến của các bộ, ngành liên quan cho rằng việc thu phí xe máy đang gặp một số khó khăn, bất cập.
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết Bộ GTVT cũng băn khoăn đối với việc nên hay không nên thu phí với xe máy, bởi vì việc này liên quan đến ngân sách và ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương.
Nhưng nếu thực hiện mà không có chế tài xử lý thì sẽ rất khó thu và không đạt hiệu quả.
Theo ông Thăng, đối với Hà Nội và TP.HCM, nguồn thu từ phí xe máy không đáng bao nhiêu so với nguồn thu trên địa bàn nhưng các tỉnh khác thì lại rất cần.
Nhưng do việc thu phí xe máy hiện nay đang gặp nhiều khó khăn nên Bộ GTVT và Bộ Tài chính sẽ báo cáo Chính phủ đề nghị cho sửa nghị định số 18 về quỹ bảo trì đường bộ để dừng thu với xe máy.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, các kiến nghị cụ thể của Bộ GTVT lên Thủ tướng sẽ được công bố công khai khi văn bản báo cáo Thủ tướng được xây dựng hoàn thiện trong một vài ngày tới.
Liên quan đến nhiều câu hỏi của người dân là nếu trường hợp không thu phí xe máy nữa thì những người đã nộp phí có được trả lại tiền hay không, ông Nguyễn Hồng Trường cho biết số phí thu được từ xe máy đã được các địa phương đầu tư xây dựng, bảo trì đường bộ và nghị định không hồi tố nên việc trả lại là khó khả thi.
Ông Nguyễn Văn Thành, chạy xe ôm trên đường Hoàng Văn Thụ, TP.HCM, cho biết một ngày chạy xe kiếm được khoảng 100.000 đồng vừa đủ nuôi thân. Vì vậy, ông nói rất vui nếu Chính phủ dừng thu phí xe máy - Ảnh: Thanh Tùng
Bỏ thu để giảm khó khăn cho dân
Trước đề nghị của Bộ GTVT với Chính phủ về việc dừng thu phí xe máy, trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 15-7, ông Bùi Đức Hiếu - chánh văn phòng HĐND TP Hà Nội - cho biết quan điểm về việc thu khoản phí này đã được lãnh đạo HĐND TP nêu rõ là Hà Nội ủng hộ nếu các cơ quan trung ương quyết định không thu khoản phí này nữa.
Theo ông Hiếu, hiện tại việc thu phí bảo trì đường bộ tại Hà Nội qua giám sát và qua phản ảnh của cử tri cho thấy việc thu phí gặp khó khăn, hiệu quả thu thấp.
Gần đây nhất, ngay tại buổi tiếp xúc cử tri của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, nhiều cử tri thủ đô tiếp tục kiến nghị Hà Nội xem xét, kiến nghị Chính phủ không thu phí bảo trì đường bộ.
Trả lời cử tri, ông Thảo khẳng định kiến nghị của cử tri là nguyện vọng của số đông người dân, vì vậy TP Hà Nội sẽ nghiên cứu kiến nghị không thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy để có đề xuất phù hợp.
Trước việc Bộ GTVT đề nghị dừng thu phí xe máy, ông Hiếu cho biết nếu đề nghị này của Bộ GTVT được Thủ tướng chấp thuận, Hà Nội sẽ thực hiện các bước để thực hiện theo quyết định của Thủ tướng.
Chiều 15-7, ông Lê Xuân Thân - phó chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa - cho biết nghị quyết về việc tạm dừng thu phí đối với xe máy trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vừa được HĐND tỉnh khóa V thông qua tại kỳ họp thứ 10 vừa qua sẽ có hiệu lực từ ngày 19-7.
Theo ông Thân, trước đây Khánh Hòa là tỉnh rất gương mẫu trong việc thực hiện quy định thu phí xe máy, từ ngày 1-3-2013 HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết thu phí này. Thế nhưng qua thực tế thu phí, theo báo cáo của UBND tỉnh Khánh Hòa, số phí thu được có xu hướng giảm dần.
UBND tỉnh Khánh Hòa đã có tờ trình đề nghị HĐND tỉnh ban hành nghị quyết áp dụng mức thu phí bằng “mức thu 0 đồng” và đề nghị áp dụng kể từ ngày 1-1-2016.
Tuy nhiên, theo ông Thân, qua xem xét, thảo luận tại kỳ họp HĐND tỉnh Khánh Hòa vừa qua, nếu quy định thu phí theo “mức thu 0 đồng” thì về nguyên tắc, quy định vẫn phải thực hiện một số thủ tục liên quan đến việc thu phí nên sẽ rối rắm, mất công.
Do đó, 100% đại biểu HĐND tỉnh Khánh Hòa đã nhất trí thông qua nghị quyết về việc tạm dừng thu phí và giao UBND tỉnh báo cáo Chính phủ về vấn đề thu phí đã nêu.
Còn thời hiệu tạm dừng thu phí, theo báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh Khánh Hòa, nếu quy định có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2016 (như đề nghị của UBND tỉnh) thì khả năng số phí thu được trong sáu tháng cuối năm 2015 cũng không đáng kể vì các khó khăn như đã nêu trên.
Vì vậy, nghị quyết tạm dừng thu phí có hiệu lực sau 10 ngày được HĐND tỉnh thông qua.
Trong khi đó tại Đà Nẵng, HĐND TP Đà Nẵng cũng đã ra nghị quyết về việc tạm dừng thu phí xe máy từ ngày 7-7.
Theo ông Trần Thọ - chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, chủ trương thu phí đường bộ đối với môtô, xe máy là khó thu, khó thực hiện và không hợp lòng dân nên tại kỳ họp có 20 đại biểu HĐND có ý kiến và 100% đại biểu biểu quyết tạm dừng việc thu phí.
Tại kỳ họp, ông Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP Đà Nẵng, cho biết hiện nay một số tỉnh thành có cách giải quyết khác nhau về việc thực hiện chủ trương thu phí xe máy.
Ngay tại Đà Nẵng cũng có nơi thực hiện nghiêm, có nơi chưa nghiêm, do vậy giữa người nộp và người không nộp cũng như nhau.
Ủy ban MTTQ đã đề nghị HĐND không thu phí và kiến nghị Chính phủ bãi bỏ nghị định này. Theo Sở GTVT Đà Nẵng, trong năm 2014 tỉ lệ thu phí đường bộ đối với xe máy chỉ đạt 19%.
* Ông NGUYỄN ANH SƠN (phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định): Nên sớm bãi bỏ phí xe máy trên toàn quốc Sáng 15-7, tôi nhận được thông tin về việc Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ đạo các đơn vị liên quan hoàn thiện báo cáo để trình Chính phủ kiến nghị dừng thu phí xe máy. Sau đó tôi cũng đã phát biểu vấn đề này nhân một cuộc họp của Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội. Quan điểm của tôi là ủng hộ chỉ đạo nêu trên của Bộ trưởng Đinh La Thăng, và kiến nghị Chính phủ xem xét sớm sửa đổi các quy định có liên quan để có thể bãi bỏ phí xe máy trên toàn quốc. Ngay từ đầu khi triển khai việc thu phí xe máy, cử tri đã phản ảnh với chúng tôi những điểm bất hợp lý của loại phí này. Trong đó có việc người dân sử dụng xe máy đã phải đóng nhiều loại thuế, phí qua xăng dầu, rồi làm đường sá từ ngân sách cũng là từ tiền đóng góp của dân, nay lại thu thêm phí xe máy nữa thì người dân phải chịu nhiều loại phí quá. Thực tế cho thấy triển khai loại phí này gặp nhiều khó khăn, đến nay HĐND một số tỉnh thành đã có nghị quyết tạm dừng thực hiện. Bên cạnh đó, nhiều địa phương đang triển khai thu phí theo quy định của Chính phủ, chính vì vậy sau khi Bộ GTVT có báo cáo chính thức thì Chính phủ cần sớm sửa đổi quy định liên quan để tạo sự thống nhất trên toàn quốc. |
Dự kiến mức phí sử dụng đường bộ cho xe kinh doanh vận tải hàng hóa sẽ được giảm từ 10 đến 30% nếu được Chính phủ thông qua.
Để chia sẻ khó khăn với các đơn vị kinh doanh vận tải, theo quy định của Bộ Tài chính, từ ngày 10-8 đến hết năm nay, phí sử dụng đường bộ đối với xe khách, vận tải hàng hóa giảm 10-30% so với quy định áp dụng trước đó.
Những ngày vừa qua, dư luận xã hội rất quan tâm tới đề xuất của bỏ Quỹ bảo trì đường bộ, nhiều chủ phương tiện nhầm tưởng rằng, bỏ quỹ Bảo trì đường bộ sẽ không phải đóng phí sử dụng đường bộ nữa.
Công ty tôi có 16 xe đầu kéo vận chuyển tro bay từ ngày 1/5/2017 đến 1/6/2017. Từ đó đến nay, công ty tôi không có việc làm, nên hiện vẫn gửi xe tại khu vực đường nội bộ của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân (Bình Thuận). Do không biết có thông tư hướng dẫn, nên công ty tôi không làm đơn xin dừng lưu hành. Xin luật sư tư vấn làm thế nào để được miễn, giảm lệ phí đường bộ.
Ngày 20/4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định 28/2016/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30/5/2014, trong đó quy định về việc bãi bỏ thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy, có hiệu lực chính thức từ 05/6 tới đây.