Theo vị lãnh đạo (đề nghị giấu tên) của Tổng cục Hải quan, 3 cá nhân bị khởi tố là lãnh đạo cấp cao của Công ty Euro Auto. Trong khi đó 2 đối tượng bị bắt tạm giam từ chiều qua (26/4), trong đó có ông Nguyễn Đăng Thảo, Tổng giám đốc.
Ông Nguyễn Đăng Thảo làm Tổng Giám đốc Euro Auto từ ngày 1.11.2015 và là Tổng Giám đốc người Việt đầu tiên ở liên doanh xe nước ngoài. Trước đó, ông này đã có gần 7 năm giữ vị trí Giám đốc Kinh doanh & Tiếp thị của Công ty này. Một trong hai người còn lại bị bắt cùng ông Thảo có tên là Yến. Tuy nhiên, cơ quan điều tra chưa cung cấp thêm thông tin về hai người này.
Sáng ngày 27/4, Trụ sở Euro Auto tại TPHCM gần như trong tình trạng ngừng hoạt động. Ảnh: Nguyễn Quang
Về vụ việc của Euro Auto, cuối năm 2016, Bộ Tài chính sau khi thực hiện thanh tra hoạt động nhập khẩu ô tô thương hiệu BMW của Euro Auto đã phát hiện nhiều sai phạm tại công ty này. Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Tài chính, sai phạm của Công ty Cổ phần Ô tô Âu Châu là đã tự ý tiêu thụ hàng hóa (là lô hàng ô tô nhập khẩu BMW) khi chưa được cơ quan Hải quan địa phương cho thông quan trong thời gian được giao bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan theo quy định.
Công ty này không cung cấp được Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và các hồ sơ, chứng từ, tài liệu của ô tô BMW từ công ty nhập khẩu. Có dấu hiệu gian lận, lừa dối khách hàng. Đặc biệt, Euro Auto được xác định đã sử dụng tài liệu giả như: Hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại... để nhập khẩu lô xe BMW.
Ông Nguyễn Đăng Thảo, Tổng giám đốc Euro Auto- người vừa bị bắt tạm giam. Ảnh: Lao động
Ngay sau khi phát đi thông báo trên, Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Hải quan, ngừng thông quan các lô hàng xe ô tô nhập khẩu của Euro về Việt Nam, đề nghị cơ quan công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo trình tự pháp luật.
Ngay sau đó, Euro Auto phát đi thông tin họ đang hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng. Do đó, yêu cầu Bộ Tài chính không đề nghị khởi tố và trong thời gian xác minh vụ việc Euro được quyền yêu cầu hỗ trợ tư pháp nhằm bảo vệ lợi ích của mình.
Ngày 20/12/2016, Cục Điều tra Chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan ra Quyết định số 18/QĐ-ĐTCBL khởi tố vụ án buôn lậu xảy ra tại Công ty cổ phần ô tô Âu Châu có chi nhánh tại P.Tân Phú, Quận 7, TP.HCM.
Theo Dân Trí
HĐXX nhận định các cán bộ hải quan liên quan đã kiểm tra hồ sơ 91 ô tô BMW của Euro Auto đúng quy trình nên việc không xem xét xử lý trách nhiệm là đúng.
Ngoài số xe bị phát hiện làm giả hóa đơn thương mại để nhập lậu về Việt Nam hòng trốn thuế, cơ quan điều tra còn phát hiện 133 xe BMW khác được Euro Auto nhập về Việt Nam cũng theo hình thức này.
Số phận lô xe BMW và MINI liên quan đến vụ án buôn lậu của Euro Auto, nhà phân phối cũ của BMW AG tại Việt Nam đã được định đoạt với thông báo mới nhất của tập đoàn xe sang Đức.
Theo nguồn tin của Tiền Phong, chi phí lưu kho bãi của lô hàng BMW ở cảng VICT (TPHCM) hơn 600 triệu đồng/tháng. Như vậy, tính từ thời điểm bị dừng thông quan là 1/12/2017 đến nay đã được gần 12 tháng, nhẩm tính số tiền phí lưu kho bãi đã lên tới trên 6 tỷ đồng.
Hoạt động ở Việt Nam 10 năm, 2 năm gần nhất không có lợi nhuận nhưng mới đây Công ty TNHH Cica Việt Nam đã đệ đơn xin nhập xe ô tô con dưới 9 chỗ ngồi về Việt Nam. Do có nghi vấn nên Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Hà Nội đã yêu cầu Cica giải trình làm rõ các vấn đề liên quan.