Chiều 5.6, TAND TP.HCM tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đăng Thảo (nguyên Tổng giám đốc Công ty CP ô tô Âu Châu - Euro Auto, từng là đơn vị phân phối chính hãng xe BMW tại Việt Nam) 9 năm tù, Trần Hải Đăng (nguyên Phó giám đốc Công ty TNHH TM dịch vụ giao nhận Việt Á, gọi tắt là Công ty Việt Á) 7 năm tù và Nguyễn Thị Minh Yến (nguyên Trưởng phòng kinh doanh Euro Auto) 5 năm tù, cùng về tội “buôn lậu” 91 ô tô BMW.
Tòa buộc Công ty Euro Auto phải nộp lại khoảng 60 tỉ đồng tương đương trị giá 91 xe ô tô đã nhập sau khi đã khấu trừ đi số thuế đã nộp...
Đối với một số cán bộ hải quan thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn Khu vực 3, theo HĐXX, quá trình tiếp nhận hồ sơ, việc kiểm hóa thực tế được thực hiện theo đúng quy định như kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, nhãn hiệu, nhãn hàng hóa, ngày sản xuất và đối chiếu phù hợp giữa hàng hóa thực tế với hồ sơ hải quan điện tử, vì vậy các cán bộ hải quan không phát hiện hồ sơ, chứng từ giả là đúng như cáo trạng đánh giá nên HĐXX không xem xét.
Trước đó, trong buổi sáng, đại diện Viện KSND TP.HCM đã đề nghị tuyên bị cáo Thảo 12 - 14 năm tù, bị cáo Đăng từ 10 - 12 năm tù và bị cáo Yến từ 8 - 10 năm tù.
Theo cáo trạng, từ năm 2007 đến tháng 12.2016, Euro Auto ký 473 hợp đồng, nhập khẩu 9.353 ô tô BMW, Mini Cooper và Motorrad với tổng trị giá gần 5.500 tỉ đồng. Để làm thủ tục nhập khẩu, Euro Auto và Công ty Việt Á ký hợp đồng dịch vụ giao nhận. Từ đó, Công ty Việt Á làm dịch vụ khai báo hải quan, thông quan, giao nhận hàng hóa cho Euro Auto. Bị cáo Trần Hải Đăng trực tiếp làm thủ tục hải quan.
Trong năm 2013, Trần Hải Đăng làm giả 91 hóa đơn có giá trị thấp hơn so với hóa đơn do Tập đoàn BMW AG phát hành và các tài liệu, chứng từ khác, sau đó chuyển cho Nguyễn Thị Minh Yến trình Nguyễn Đăng Thảo hoàn thiện hồ sơ khai báo hải quan để nhập khẩu 91 xe ô tô hiệu BMW. Bằng cách này, các bị cáo đã gây thiệt hại nhà nước tổng số các loại thuế khi nhập khẩu là hơn 6,45 tỉ đồng
Tuy nhiên, do toàn bộ 91 ô tô trên Euro Auto đã bán cho khách hàng (tổng giá trị hóa đơn đã xuất bán là 206,8 tỉ đồng) nhưng khách khi mua xe không biết Euro Auto sử dụng chứng từ giả để nhập khẩu nên cơ quan tiến hành tố tụng xác định không thu hồi 91 xe này, đồng thời buộc Euro Auto phải chịu trách nhiệm về giá trị số xe buôn lậu đã tiêu thụ.
|
Theo Thanh Niên
Ngoài số xe bị phát hiện làm giả hóa đơn thương mại để nhập lậu về Việt Nam hòng trốn thuế, cơ quan điều tra còn phát hiện 133 xe BMW khác được Euro Auto nhập về Việt Nam cũng theo hình thức này.
Số phận lô xe BMW và MINI liên quan đến vụ án buôn lậu của Euro Auto, nhà phân phối cũ của BMW AG tại Việt Nam đã được định đoạt với thông báo mới nhất của tập đoàn xe sang Đức.
Theo nguồn tin của Tiền Phong, chi phí lưu kho bãi của lô hàng BMW ở cảng VICT (TPHCM) hơn 600 triệu đồng/tháng. Như vậy, tính từ thời điểm bị dừng thông quan là 1/12/2017 đến nay đã được gần 12 tháng, nhẩm tính số tiền phí lưu kho bãi đã lên tới trên 6 tỷ đồng.
Hoạt động ở Việt Nam 10 năm, 2 năm gần nhất không có lợi nhuận nhưng mới đây Công ty TNHH Cica Việt Nam đã đệ đơn xin nhập xe ô tô con dưới 9 chỗ ngồi về Việt Nam. Do có nghi vấn nên Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Hà Nội đã yêu cầu Cica giải trình làm rõ các vấn đề liên quan.
Chiều 6/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp lớn tại Đức như tập đoàn sản xuất ô tô xe máy BMW, công ty sân bay Munich và ngân hàng BPCE International.