Thông tư 20/2011/TT-BCT Bộ Công Thương ban hành ngày 12/5/2011, được coi như “rào cản kỹ thuật” để hạn chế nhập siêu. Trong đó, yêu cầu các nhà nhập khẩu ô tô phải có giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, phân phối chính hãng và giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng do Bộ GTVT cấp.
Sau 5 năm thực hiện, Thông tư 20 đã thực hiện tốt mục tiêu đề ra, các doanh nghiệp (DN) nhập khẩu ô tô đã được tinh lọc. Thị trường xe nhập khẩu chưa qua sử dụng cũng đã được định vị vào tay các đại lý được hãng mẹ ủy quyền.
Thế nhưng, từ ngày 1/7/2016, Thông tư 20 của Bộ Công Thương chính thức hết hiệu lực. Điều này đã gây nên một “cuộc chiến” giữa một bên là Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và các nhà nhập khẩu chính hãng… còn một bên là các doanh nghiệp nhập khẩu xe không chính hãng.
Xe “không chính hãng” chịu thiệt
Anh Đỗ Hoàng Tâm (40 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) đã thốt lên như vậy khi nói về thị trường xe trước khi có Thông tư 20. Sau khi Thông tư 20 có hiệu lực, xe hơi dưới 9 chỗ lên giá mạnh. Anh Tâm đã mua chiếc Nissan Teana 2.0L bản nhập khẩu từ Đài Loan giá hơn 800 triệu đồng. “Khoảng hơn 1 năm sau, Nissan chính thức cho phép nhà phân phối nhập khẩu vào Việt Nam, giá xe bị đẩy lên “kênh” cả trăm triệu. Thậm chí không có mẫu 2.0L để lựa chọn”, anh Tâm nói.
Ngoài chênh lệch về giá, xe hơi cùng thương hiệu lại bị các hãng phân biệt đối xử kiểu “hàng trong, hàng ngoài”. Anh Thuận, chủ sở hữu chiếc xe Audi Q5 mua ở đại lý ngoài cho hay, năm 2015 gia đình chuyển về gần garage sửa chữa chính hãng Audi. Để thuận tiện, anh Thuận đã đưa xe vào đây để bảo dưỡng, tuy nhiên, nhân viên sửa chữa không chấp nhận.
Đồng thời, Audi Hà Nội yêu cầu anh phải đóng 10.000 USD (hơn 200 triệu đồng) để làm thẻ thành viên, sau đó mới cho đưa xe tới sửa chữa. “Đã là xe chính hãng thì xe nào cũng như nhau, tại sao lại phải phân biệt đối xử xe mua ở hãng và xe mua bên ngoài như vậy”, anh Thuận bức xúc. Được biết, một số hãng xe sang khác như Porsche, Lexus… cũng yêu cầu những chiếc xe mua ở đại lý ngoài phải mua thẻ thành viên. Mức giá thông thường từ 150 - 200 triệu đồng/thẻ.
Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Dũng, một đại lý ô tô trên phố Trần Khát Chân cho rằng: Thông tư 20 đã gây khó khăn cho nhiều DN trong đó có DN của anh. Nhiều DN đã phá sản, có DN “lách luật” bằng cách: nhập xe đã qua sử dụng, nhập qua các hình thức phi mậu dịch khác… gây “méo mó” thị trường xe hơi. Trong khi đó, về mặt nguyên tắc, các hãng thường chỉ thừa nhận 1 đơn vị phân phối chính thức. Nên muốn xin mở đại lý thứ hai tại Việt Nam hết sức khó khăn.
Anh Đặng Như Quỳnh, Giám đốc Cty Cổ phần Auto 99 cho biết, sau khi Thông tư 20 có hiệu lực, khách hàng không còn được lựa chọn các mẫu xe đa dạng như trước nữa. Ví dụ như Cty đang nhập xe Lexus dành cho thị trường châu Âu, Mỹ, nơi bản tiêu chuẩn có nhiều option (trang thiết bị) hơn so với bản mà các hãng nhập thông qua đại lý ở châu Á.
Cùng với đó, chính các hãng đang thắt chặt khả năng cung ứng hàng, khiến khách hàng phải chịu thiệt. Anh này đưa ví dụ khách hàng muốn đặt xe Lexus hay Toyota chính hãng đều phải chờ 5-6 tháng. Trong thời gian này, khách phải hợp đồng đặt cọc (không phải hợp đồng mua bán), nên đến khi lấy xe, nếu có biến động về chính sách, tỷ giá… thì thiệt thòi hoàn toàn ở phía người mua.
TS. Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế cho rằng: Luật phải mở ra, không nên đóng lại. Ngoài những vấn đề về môi trường, an toàn thực phẩm… liên quan trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng cần có hàng rào kỹ thuật, còn những quy định khác gây khó doanh nghiệp thì phải xóa bỏ ngay.
Doanh nghiệp chính hãng kiến nghị duy trì
Ngày 29/6, đồng loạt VAMA, các nhà nhập khẩu ô tô chính hãng Việt Nam (VIVA)… đã gửi đơn kiến nghị Chính phủ về Thông tư 20.
VAMA cho rằng, trong 5 năm qua, Thông tư 20 đã góp phần đảm bảo được 7 vấn đề quan trọng liên quan đến mặt hàng và thị trường ôtô CBU (nhập khẩu nguyên chiếc), bao gồm: chế độ bảo hành, bảo dưỡng chính hãng; linh kiện, phụ tùng chính hãng và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật; liên tục tiếp thu và cập nhật các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới; đảm bảo hoạt động triệu hồi sản phẩm trong trường hợp xe có lỗi do nhà sản xuất; đảm bảo hạ tầng, cơ sở vật chất và thiết bị theo tiêu chuẩn chính hãng; thu hút đầu tư bền vững và lâu dài trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất ôtô; hạn chế tình trạng gian lận thương mại và góp phần đảm bảo nguồn thu thuế liên quan đến mặt hàng ôtô nhập khẩu. VAMA kiến nghị nên duy trì thông tư trên, bởi ô tô là sản phẩm tích hợp công nghệ cao, phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.
Các đơn vị này kiến nghị, khi Thông tư 20 hết hiệu lực, Chính phủ phải có ngay những giải pháp, quy định để chống gian lận thương mại về chuyển giá khi nhập khẩu xe ô tô, ổn định thị trường và thể hiện chính sách nhất quán (dù có thay đổi) trong điều hành.
Trước đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đề xuất gỡ bỏ Thông tư 20 vì thông tư này trái luật, làm “méo mó” môi trường cạnh tranh, độc quyền, khiến giá bán xe cao. Quy định về giấy ủy quyền nhập khẩu tạo ra ưu thế cho một số thương nhân sở hữu, không mang lại lợi ích từ góc độ quản lý nhưng lại gây khó khăn cho việc nhập khẩu.
Mua xe mới rồi làm cũ, nhập về chịu chi phí cao, đắt hơn xe mới cả trăm triệu đồng, nhưng nhiều khách hàng Việt vẫn mê - đó là nghịch lý trên thị trường ô tô đã tồn tại gần 5 năm qua.
Những thông tin đầu tiên rò rỉ từ Bộ Tài chính cho thấy không chỉ một số đơn vị phân phối thương mại mà cả đại gia xe chính hãng cũng dùng chiêu trò để gian lận thuế. Và việc hai nhãn xe hạng sang chính hãng có khả năng bị truy thu hàng trăm tỉ tiền thuế phần nào cho thấy thông tư 20 về nhập khẩu xe không phải là rào chắn hoàn hảo để ngăn gian lận thuế như nhiều người lầm tưởng.
Như phân tích của Cafeauto trước đây, thị trường xe nhập khẩu sẽ không có thay đổi nhiều, ngay cả khi Thông tư 20 bị bãi bỏ.
Liệu ai sẽ thực sự được hưởng lợi khi tiếp tục duy trì Thông tư 20 về nhập khẩu và kinh doanh ô tô khi mà một chiếc xe có giá trị thực hơn 6 tỷ đồng nhưng qua bảo hiểm định giá do hư hỏng và được hãng nhập về với giá 3 tỷ đồng.
Bà Huỳnh Thị Kim Liên, một doanh nhân ở Nghệ An vừa gửi một bức thư tới Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc, tâm sự về những đau khổ của doanh nghiệp với Thông tư 20.