Ngày 24/7, trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Lê Hồng Việt, Phó chánh TTGT (Sở GTVT TP.HCM) cho biết, hơn 1 tháng qua, TTGT đã gửi biện pháp ngăn chặn của hơn 900 trường hợp vi phạm đến Cục Đăng kiểm VN, Phòng CSGT, Phòng Quản lý sát hạch các tỉnh, thành - nơi quản lý các giấy đăng ký, đăng kiểm, GPLX... thông báo về tình hình vi phạm của các xe.
Theo đó, TTGT đề nghị các cơ quan chức năng trên có biện pháp ngăn chặn gửi tới Cục Đăng kiểm VN để đánh dấu trên phần mềm đăng kiểm thực hiện trên toàn quốc. Mục đích là buộc các chủ xe ô tô vi phạm đến nộp phạt xong mới được tiếp tục đăng kiểm và biện pháp này từ trước tới nay đang được thực hiện rất hiệu quả.
“Thông tư 70 của Bộ GTVT quy định, về công tác phối hợp để xử lý vi phạm hành chính. Khi nhận được văn bản của TTGT, đăng kiểm thực hiện đánh dấu, không cấp chứng nhận đăng kiểm mà yêu cầu đến TTGT để đóng phạt. Khi đó, TTGT sẽ xử lý thêm lỗi không trung thực theo Nghị định 46 của Chính phủ. Thêm vào đó, người vi phạm còn phải đóng lãi theo lãi ngân hàng”, ông Việt cho biết thêm.
Theo lãnh đạo một trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại TP.HCM, đơn vị này vẫn thường xuyên nhận được thông báo từ TTGT các tỉnh, thành về việc có trường hợp phương tiện chưa đóng phạt. Tất cả các thông báo đó đều được chuyển đến Phòng Đăng kiểm xe cơ giới (Phòng 3) Cục Đăng kiểm VN để phối hợp thông báo xử lý. Vị này cũng khuyến cáo cơ quan chức năng các địa phương chỉ cần gửi thông báo ngăn chặn đến Phòng 3, chứ không cần gửi đến các trung tâm.
Chiều 24/7, trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Ngô Hồng Hệ, Trưởng phòng Phòng 3 Cục Đăng kiểm VN cho biết, từ đầu năm đến nay có hàng chục nghìn trường hợp vi phạm nhưng chưa đóng phạt được lực lượng chức năng ở các địa phương chuyển đến Phòng 3 (đề nghị ngăn chặn đăng kiểm). Phần lớn các vi phạm đều được đơn vị chức năng gửi cả hai nơi là Cục Đăng kiểm VN và trung tâm đăng kiểm (nơi trước đó đã thực hiện đăng kiểm cho phương tiện vi phạm). Phòng 3 tiếp nhận và đưa lên hệ thống cảnh báo tất cả các trường hợp vi phạm, khi nào chủ phương tiện có chứng từ xử lý vi phạm đến trung tâm thì trung tâm sẽ giải quyết và báo cáo ra Phòng 3 để xóa. Ngoài ra, trường hợp cơ quan chức năng có thông báo đến Phòng 3 là xe đó đã xử lý vi phạm thì phòng cũng thực hiện xóa. “Hiện, phòng phải cử ra hai cán bộ để chuyên xử lý vấn đề này”, ông Hệ cho biết.
Đăng kiểm xe ô tô là một quá trình bắt buộc để kiểm định chất lượng xe qua đó chiếc xe có được phép tham gia giao thông hay không.
Có một số phụ kiện hỗ trợ tốt cho chiếc xe như cải thiện độ êm, bảo vệ xe nhưng vì một số nguyên do lại bị đăng kiểm từ chối kiểm định.
Trên thực tế, điều kiện đăng kiểm xe ô tô vốn dĩ không hề khó khăn. Tuy nhiên, nếu như vi phạm một trong những trường hợp dưới đây thì chắc chắn sẽ bị từ chối đăng kiểm.
Nhiều tài xế do không để ý "bệnh của xe" nên khi đi đăng kiểm đã bị từ chối vì không đủ điều kiện.
Mua một chiếc xe đã qua sử dụng được 6 tháng, anh N.A.T ở Hà Đông (Hà Nội) "ngã ngửa" khi bị từ chối đăng kiểm do chủ cũ dính phạt nguội từ một năm trước. Để được đăng kiểm, anh phải đi nộp gần 2 triệu tiền phạt vì chẳng biết chủ cũ ở đâu mà đòi, kèm bị treo bằng lái 2 tháng. Đây chỉ là một trong rất nhiều trường hợp khóc dở mếu dở khi đi đăng kiểm.