Theo nguồn tin của Dân trí, hiện nay một số các nhà nhập khẩu như Công ty Á Châu, Thế Giới, Maz Asia, Sweden hay Thaco cũng đang có văn bản đề nghị được cấp phép nhập khẩu xe.
Trong văn bản kiến nghị của mình, các doanh nghiệp này đều cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định về đăng ký kinh doanh, giấy ủy quyền triệu hồi xe của nhà sản xuất, giấy chứng nhận xưởng bảo hành bảo dưỡng xe ô tô.
Nếu các văn bản đề nghị trên đều được chấp nhận hết, một loạt dòng xe của các thương hiệu lớn nhỏ như Audi, BMW, MINI, Volkswagen, Volvo, Mercedes-Benz, Toyota, Suzuki, Hyundai, Toyota, Lexus, Mitsubishi, Zotye hay Maz sẽ lần lượt xếp hàng đổ bộ vào thị trường Việt.
Trước đó, hồi cuối tháng 1/2018, Toyota Việt Nam, GM Việt Nam, Mitsubishi Việt Nam cũng được cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô. Sau đó, một loạt các doanh nghiệp khác như Suzuki, Mercedes Benz Việt Nam hay các công ty dịch vụ thương mại TCG, Kylin hay Kỷ Nguyên… cũng đồng loạt có văn bản đề nghị được cấp phép kinh doanh xe nhập khẩu và được chấp thuận.
Đánh giá thực tại thị trường, một chuyên gia về ô tô cho rằng doanh nghiệp kêu nhưng có vể như các quy định của chính sách bị cho là “đóng cửa” với xe nhập không mấy ảnh hưởng đến họ. Điều này cho thấy, thị trường Việt vẫn còn tiềm năng và miếng bánh họ đang cắn không dễ gì đem “nhả” cho người khác.
Dù vậy, theo chuyên gia này, các bộ ngành vẫn cần phải hỗ trợ, lắng nghe và gỡ khó cho doanh nghiệp khi cần. Bởi để một ngành phát triển, tham gia sâu và rộng vào chuỗi giá trị oàn cầu, vai trò của các nhà hoạch định chính sách là rất quan trọng và mang tính quyết định.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho hay, tính tới ngày 15/2/2018, nhập khẩu linh kiện ôtô đạt kim ngạch là 332 triệu USD. So với mức 387 triệu USD của cùng kỳ năm 2017, có thể thấy, sản xuất trong nước với mặt hàng này vẫn được giữ ở mức ổn định.
Trái với những dự báo rằng ngành ôtô Việt sẽ bị "nhấn chìm" khi thuế nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc từ ASEAN về 0% từ đầu năm 2018, các hoạt động sản xuất hiện tại vẫn giữ vững và phát triển.
Tính đến hết năm 2016, Việt Nam có khoảng 173 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô, trong đó có 56 doanh nghiệp sản xuất xe từ linh kiện rời, 117 doanh nghiệp sản xuất từ xe cơ sở, với tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 500.000 xe/năm.
Cùng với việc được giảm 50% lệ phí trước bạ, bắt đầu từ tháng 12.2021 ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước tiếp tục được gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo nội dung Nghị định 104/2021/NĐ-CP.
Một nhóm công ty khởi nghiệp ở châu Âu và châu Mỹ đang tìm cách đóng góp vai trò cho quá trình chuyển đổi ô tô bằng cách chuyển những chiếc xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch thành xe điện sạch (EV).
Mục tiêu nội địa hóa linh kiện 35-45% trong hơn 20 năm không thành nhưng nhiều hãng như VinFast, Trường Hải, TC Motor đang đầu tư lớn để thay đổi.
Thái Lan công bố một loạt ưu đãi cho ô tô điện, xe buýt, xe tải, xe máy và tàu thủy để thúc đẩy sản xuất xe điện (EV) và chuỗi cung ứng của nó.
Số thuế được ưu đãi cho việc nhập khẩu linh kiện phục vụ việc sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam tính đến hết tháng 6/2020 là 12.411 tỷ đồng.