Thông điệp nhóm này đưa ra: “Các bạn có thể cứu những chiếc xe Aston Martin DB6, Porsche 911, Mustang quý giá hoặc những chiếc xe Fiat 500 và Renault Clio cỡ nhỏ của mình khỏi bị đưa vào bảo tàng lịch sử động cơ động cơ đốt trong”.
Ở phân khúc cao cấp, các công ty như Lunaz của Anh bán một chiếc Aston Martin DB6 được "tái sản xuất" với giá 1 triệu bảng Anh (tương đương 1,3 triệu USD), hay hãng Voitures Extravert của Hà Lan bán một chiếc Porsche 911 đời 1960 được “độ” lại động cơ với giá 300.000 euro (337.000 USD).
Ở phân khúc thấp hơn, các công ty khởi nghiệp như Transition-One của Pháp đã phát triển các bộ phụ kiện đơn giản được thiết kế để điện hóa các mẫu xe phổ thông như Fiat 500 và Renault Clio chỉ trong vài giờ với giá khoảng 8.000 euro.
Các công ty này đang đánh cược rằng họ có thể cung cấp cho các tài xế một lộ trình "xanh" và ít tốn kém hơn, nhằm đạt mục tiêu không phát thải thay vì loại bỏ chiếc xe đang sử dụng và mua một chiếc mới.
Chuyển đổi xe điện là một ngành công nghiệp mới nổi trong 5 năm qua và đã tăng tốc nhờ những tiến bộ về công nghệ pin và động cơ điện trong hai năm gần đây.
Trong năm tới, công ty Charge Cars sẽ bắt đầu sản xuất 499 chiếc Mustang phiên bản những năm 1960 chạy điện, được chế tạo từ tất cả các công đoạn, sử dụng thân xe được sản xuất theo giấy phép của Ford và dự kiến ra mắt với giá từ 300.000 bảng Anh/chiếc.
Ban đầu, công ty này dự kiến chuyển đổi những chiếc xe cổ sang xe điện nhưng sau đó đã dành 5 năm để phát triển một phiên bản xe điện thay thế.
Các công ty khởi nghiệp như Charge Cars đã thu hút sự chú ý từ các nhà sản xuất phụ tùng ô tô truyền thống và các nhà sản xuất ô tô đang tìm kiếm công nghệ đầu vào trong quá trình chuyển đổi sang xe điện. Chẳng hạn như hãng sản xuất lốp Michelin đã hợp tác với Charge Cars để thử nghiệm các công nghệ mới.
Tuy nhiên, các công ty khởi nghiệp không được phép sai sót khi đóng vai trò chính trong giai đoạn chuyển đổi và nỗ lực mở rộng quy mô nhằm vượt qua các tiêu chuẩn và chi phí ngày càng cao vốn đã bắt đầu được áp dụng ở các nước như Pháp.
Có nhiều cách khác nhau để mở rộng quy mô của một công ty khởi nghiệp. Chẳng hạn, công ty Lunaz coi những chiếc xe cổ điển như Aston Martin DB6 là một sự khởi đầu thuận lợi. Công ty 3 năm tuổi này và các đối thủ cùng ngành trong giai đoạn cuối của ngành công nghiệp chuyển đổi xe điện hướng đến tiếp cận số lượng lớn những khách hàng đang sử dụng xe cổ trên thế giới, với ước tính riêng tại Mỹ có khoảng 5 triệu người.
Lunaz thường mua một chiếc xe hơi cổ điển được bán trên thị trường hoặc dùng xe hơi hiện có của khách hàng, lột lớp vỏ ngoài thành bộ khung kim loại, phục hồi và sơn lại, lắp nội thất mới, trang bị hệ thống truyền động bằng điện cùng các phần mềm mới có khả năng giúp xe chạy trong phạm vi 250 dặm.
Tuy nhiên, Lunaz đã nhìn thấy tương lai của công ty trong lĩnh vực xe thương mại và đang xây dựng một nhà máy mới tại Silverstone (miền Trung nước Anh) - quê hương của giải đua British Grand Prix, nhằm chuyển đổi hơn 1.000 xe chở rác chạy diesel mỗi năm thành các mẫu xe điện nâng cấp.
Tại Pháp, cuộc đua tiếp thị đại chúng đang trở nên nóng lên giữa các công ty khởi nghiệp, những người tìm ra cơ hội trong các kế hoạch chống ô nhiễm từ các phương tiện giao thông vốn đang được đẩy nhanh hơn so với tại nhiều nước châu Âu.
Theo đó, tất cả các phương tiện chạy diesel sản xuất trước năm 2011 sẽ bị cấm tại các thành phố lớn tại châu Âu từ đầu năm 2025, tác động đến hàng triệu chủ sở hữu xe hơi. Trong khi đó, Paris muốn hoàn thành kế hoạch nhanh hơn và triển khai lệnh cấm từ năm 2024.
Liên quan luật mới quy định việc “lắp thêm các thiết bị mới cho ô tô” tại Pháp hồi năm ngoái, các công ty khởi nghiệp cho rằng chính phủ cần đầu tư khoảng 100.000 euro cho việc thử nghiệm mỗi mẫu xe trước khi chuyển đổi. Luật trên đã thúc đẩy nhu cầu về mở rộng quy mô phát triển xe điện chuyển đổi tại nước này.
Công ty Transition-One có trụ sở tại Orleans (Pháp) có kế hoạch bắt đầu bán bộ chuyển đổi cho 6 mẫu xe, trong đó có dòng Fiat 500 phổ biến và Renault Clio cho những khách hàng đang chạy những mẫu xe dùng nhiên liệu diesel không đủ kinh phí mua một chiếc xe điện mới.
Bộ thiết bị bao gồm pin, động cơ điện, bộ điện tử công suất và cụm đồng hồ mới, và thường có phạm vi hoạt động khoảng 140 km.
Giám đốc điều hành Aymeric Libeau của Transition-One cho biết chi phí cho khách hàng có thể lên đến tới gần 5.000 euro, bao gồm cả trợ cấp của chính phủ. Ông cho biết trong khi chờ luật sửa đổi có hiệu lực, công ty đang hướng tới việc sản xuất các bộ chuyển đổi với quy mô lớn vào năm tới với bộ hộp số được lắp đặt độc lập theo tiêu chuẩn của Transition-One.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành Arnaud Pigounides của REV Mobilities có trụ sở tại Paris ước tính việc chuyển đổi một chiếc ô tô sang xe điện sẽ cắt giảm 60% lượng khí thải so với việc bỏ một chiếc xe cũ và sản xuất một chiếc mới tại Pháp, quốc gia sở hữu khoảng 40 triệu xe.
Ông cho biết công ty cung cấp dịch vụ chuyển đổi nhiều loại ô tô và xe tải thương mại với giá bằng khoảng 50% so với xe mới và hiện công ty đã nhận được các đơn đặt hàng chuyển đổi 370 ô tô và 1.500 xe tải.
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
VinFast công bố khởi công nhà máy sản xuất xe điện tại bang Bắc Carolina vào ngày 28/7. Đây sẽ là cơ sở sản xuất xe điện đầu tiên tại Bắc Carolina, đóng góp vào nguồn cung xe điện cho thị trường Bắc Mỹ, thúc đẩy cuộc cách mạng giao thông xanh toàn cầu.
Gần đây, các diễn đàn mạng xã hội lan truyền thông tin, hình ảnh loạt xe máy điện VinFast được chuẩn bị để hoạt động dịch vụ xe công nghệ tại Hà Nội.
Việc so sánh chi phí thuê pin và mua pin xe máy điện VinFast giúp người dùng dễ dàng đưa ra sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính.
Sau khi chính sách ưu đãi lệ phí trước bạ có hiệu lực, kết quả kinh doanh của thị trường ô tô trong tháng 6 đã có những chuyển biến mang tính tích cực, tuy nhiên vẫn chưa mạnh như những lần áp dụng trước.