Sản lượng bán hàng trong năm 2011 đã sụt giảm mạnh và dự báo năm nay sự sụt giảm đó còn lớn hơn nhiều, ít nhất cũng phải tới 20%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này thì ai cũng biết là do lệ phí trước bạ và cấp biển số tại hai thành phố lớn tăng quá cao, dẫn đến người sử dụng xe hơi phải tính toán lại.
Rầm rộ
Trong bài viết trên chúng tôi đã phân tích việc điều chỉnh kế hoạch của các nhà sản xuất, lắp ráp ôtô là tất yếu. Cụ thể là họ sẽ cắt giảm đầu tư và gia tăng dịch vụ. Những dự án đang dự tính sẽ đầu tư sẽ phải dừng lại, nhất là những dự án liên quan đến việc gia tăng tỉ lệ nội địa hoá, sản xuất phụ tùng, linh kiện.
Nói tóm lại, việc cắt giảm chủ yếu sẽ xoay quanh vấn đề sản xuất, lắp ráp. Nhưng bắt buộc họ sẽ phải gia tăng việc giới thiệu các mẫu xe mới, mở rộng hệ thống bán hàng, bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng cùng hàng loạt những chương trình khuyến mãi có lợi cho người tiêu dùng.
Điều đó được xem là tất yếu, là buộc phải làm. Nhưng thực tế để làm được điều này không hề đơn giản. Xét cho cùng, sản lượng bán hàng sụt giảm sẽ ảnh hưởng không chỉ tới nhà sản xuất, mà trực tiếp nhất là đến các đại lý.
Trước khi nói về những khó khăn của các đại lý thì phải nói rằng, VN đang tồn tại một hệ thống các chi nhánh, đại lý, các Showroom ôtô, xe máy nhiều... khủng khiếp. Nếu chỉ tính 15 nhà sản xuất, lắp ráp ôtô và mỗi DN có khoảng 30 đại lý, chi nhánh thì chỉ riêng các chi nhánh, đại lý chính hãng, đại lý bán hàng đã có tới gần con số 500 chuyên về bán, bảo hành bảo trì xe du lịch chính hãng.
Còn các đại lý bán xe tải hoặc xe đã qua sử dụng, xe nhập khẩu mới của ôtô thì phải tính đến hàng nghìn. Trong trường hợp này, chúng tôi không đề cập nhiều đến các Showroom, đại lý bên ngoài mà chỉ đề cập đến các đại lý, chi nhánh của các nhà sản xuất, lắp ráp chính hãng tại VN.
Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy về các đại lý, chi nhánh ôtô tại VN, cũng như sự tồn tại của các nhà sản xuất, lắp ráp ôtô là sự giống nhau về thực chất, diện tích nhỏ, sàn sàn nhau, đầu tư không lớn về hệ thống máy móc, trang thiết bị, nhân viên. Cách khác nhau chỉ nằm ở chỗ doanh số bán xe, lợi nhuận, lương thưởng...
Trên thực tế, các đại lý cạnh tranh với nhau rất quyết liệt và thường thì những đại lý mới ra đời hay những đại lý nằm ở xa trung tâm, ở tỉnh lẻ thì doanh số bán và lợi nhuận thường rất thấp. Đã có những đại lý mới ra đời phải bán xe với mức giảm giá, chiết khấu cho khách hàng khá lớn, thậm chí là lỗ. tại sao vậy ? Có nhiều lý do, nhưng những thời gian đầu họ cần đạt được doanh số bán cao, để năm sau được phân bổ lượng xe lớn, nhất là những mẫu xe đang “sốt” hay vào những thời điểm xe khan hiếm...
Nhưng nhìn chung, trong máy năm vừa qua, các đại lý ôtô, nhất là những đại lý của các hãng xe lớn vẫn rất dễ kiếm tiền, được xem như là nơi “đẻ trứng vàng”. Tuy nhiên, vào thời điểm thị trường sụt giảm như hiện nay thì hàng loạt đại lý đang rơi vào bối cảnh dở khóc, dở cười.
Nhiều đại lý, chi nhánh có doanh số bán cao năm 2011 và năm nay được phân bổ một lượng xe tương đối lớn, tưởng mừng nhưng rút cục lại càng khó khăn hơn. Đã đến thời điểm, bán ôtô không đơn giản như trước đây. Đó cũng được xem là một chu kỳ cần thiết để xây dựng một hệ thống bán hàng ôtô chuyên nghiệp, có lợi cho người tiêu dùng hơn.
Đầu tư vì chuyên nghiệp
Khi lượng xe bán ra sụt giảm, nhiều DN năm kia, năm ngoái đang ráo riết tìm cách để được mở đại lý ôtô hiện nay đều đang có ý định chuyển hướng. Điều này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến kế hoạch của các nhà sản xuất, nhưng như ý kiến của một DN ôtô hàng đầu tại VN thì ảnh hưởng đó không lớn. Tại sao?
Lãnh đạo của một đại lý của một hãng ôtô hàng đầu tại VN cho biết, việc xin làm đại lý không đơn giản, mất rất nhiều thời gian, công sức và không chỉ đơn thuần cứ có tiền, có mặt bằng đẹp là mở được đại lý. Xin mở được đại lý đòi hỏi tính chuyên nghiệp, tính truyền thống, tính chuyên sâu về lĩnh vực này.
Hiện nay, đa phần các đại lý ôtô vẫn đầu tư mang tính đơn lẽ, nhưng cũng đã xuất hiện nhiều nhà phân phối, đại lý mang tính chuyên nghiệp như Gami, Savico, Samco... Mỗi DN thường chọn cho mình một cách đi riêng, trong đó nổi bật là Savico với một hệ thống làm đại lý cho hầu hết các thương hiệu của các nhà sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước.
Không những vậy, nhiều đại lý của DN này còn tiếp tục đầu tư, mở thêm các đại lý chi nhánh khác như đại lý Toyota Giải Phóng đầu tư mở thêm đại lý Toyota Pháp Vân hay Ford Láng Hạ đầu tư mở rộng thêm Ford Thanh Xuân... Đây là những đại lý được xem là có doanh số bán hàng đầu tại thị trường VN.
Khi được hỏi về những khó khăn trong thời điểm hiện nay, đại diện cho những đại lý này khẳng định dù không còn là thời điểm kinh doanh dễ dàng, không còn “gà để trứng vàng” nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục đầu tư. Có nhiều lý do nhưng nhu cầu về ôtô sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới và nếu tiếp tục đầu tư và vượt qua được giai đoạn sụt giảm này thì chúng tôi sẽ thành công lớn.
Có lẽ vậy, “gà sẽ vẫn để trứng vàng” nếu các đại lý đầu tư mang tính lâu dài và chuyên nghiệp. Người tiêu dùng cũng rất cần điều đó.
Văn hoá kinh doanh “bìa kèm lạc” của các đại lý xe ô tô đã tồn tại từ lâu và đến nay dưới tác động của tình hình chung, giá xe ô tô Việt Nam lại tiếp tục được đẩy lên cao hơn sau khi các hãng xe đồng loạt điều chỉnh tăng giá bán.
Nhu cầu tăng cao kèm với nguồn cung hạn chế khiến một số mẫu xe rơi vào tình trạng khan hàng và tăng giá bán thực tế.
Việc bán hàng trực tuyến đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong bối cảnh đại dịch Covid-19, thay thế việc đến trực tiếp đại lý để làm việc.
Cả General Motors và Ford đều cam kết chi hàng chục tỷ USD để nghiên cứu và phát triển ôtô điện. Các đại lý xe hơi tại Mỹ cũng đang thực hiện các bước để chuẩn bị cho tương lai.
Để tối ưu lợi nhuận hoặc khuyến khích khách chốt xe ngay thay vì chờ phí trước bạ giảm, đại lý nói có thể cắt ưu đãi giá bán xe.