Ngay đầu tháng 11/2017, Công ty Toyota Việt Nam (TMV) đã khơi mào cuộc chiến về giá khi công bố giá bán xe năm 2018 cho hàng loạt mẫu xe. Mức giá bán mới mà TMV công bố cho những mẫu xe đang được lắp ráp, sản xuất tại Việt Nam giảm 3-9% so với thời điểm trước tháng 11/2017.
Tổng giám đốc Toru Kinoshita của TMV cho hay, nhiều năm qua, TMV đã nỗ lực không ngừng để nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm về cả chất lượng, giá thành. Thời điểm này, Công ty hoàn toàn tự tin sản phẩm của mình đã có đủ sức cạnh tranh với các mẫu xe đến từ ASEAN, thậm chí khi thuế nhập khẩu về 0%.
Thaco là doanh nghiệp tiên phong giảm giá theo lộ trình hội nhập khi thuế nhập khẩu về bằng 0% vào năm 2018
Người đứng đầu TMV cũng cho hay, hiện linh kiện của TMV chủ yếu nhập từ các nước ASEAN và phần lớn đều đạt 40% hàm lượng ASEAN cũng như đã được hưởng mức thuế 0%. Tất nhiên, vẫn còn các loại phụ tùng chưa được hưởng mức thuế 0%, nhưng số lượng rất nhỏ, nên sẽ không tác động đáng kể đến việc giảm giá thành xe của TMV.
“Mức giá xe năm 2018 của TMV vừa được công bố là phù hợp và chúng tôi sẽ không có kế hoạch điều chỉnh thêm. Nếu không có gì đặc biệt, các lần điều chỉnh giá tiếp theo chỉ xảy ra khi có thay đổi hoặc cải tiến sản phẩm”, ông Kinoshita nói.
Là doanh nghiệp bán xe du lịch của một thương hiệu có doanh số cao nhất trên thị trường, cú giảm giá của TMV để đón năm 2018 sớm đã khiến thị trường ô tô dậy sóng. Rất nhanh chóng, các doanh nghiệp ô tô khác đã đưa ra những chương trình khuyến mại, giá mới.
Cụ thể, Ford Việt Nam tung ra chương trình ưu đãi chỉ dành riêng cho tháng 11 với các sản phẩm của mình. Đáng chú ý là mức ưu đãi cao nhất là dành cho các dòng xe lắp ráp trong nước như EcoSport, Fiesta và Forcus, với mức cao nhất là xe Fiesta, ưu đãi từ 63 triệu đồng đến 68 triệu đồng.
Hyundai Thành Công cũng nhanh chóng giảm giá từ 85 triệu đồng đến 130 triệu đồng, tùy phiên bản, cho xe 5 chỗ Hyundai Tucson được lắp ráp trong nước. Động thái giảm giá mạnh của Hyundai Tucson được đưa ra ngay sau khi Honda Việt Nam giới thiệu mẫu xe Honda CR-V 7 chỗ ngồi, nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan, nhưng chưa có giá cụ thể, dù trần được giới hạn là không quá 1,1 tỷ đồng.
Cũng chỉ 1 tuần sau đó, Hyundai Thành Công lại tung tiếp giá bán mới giảm tới 40 triệu đồng cho Hyundai Grand i10 - mẫu xe được lắp ráp trong nước và đang bán chạy nhất của Hyundai tại Việt Nam.
Được trông chờ nhiều về giá còn có Công ty Ô tô Trường Hải (Thaco) - doanh nghiệp lắp ráp ô tô lớn nhất Việt Nam hiện nay. Ngoài giá bán cho năm 2018 nhưng cũng được áp dụng ngay lập tức từ ngày 18/11, mẫu xe CX5 phiên bản 2.0 còn được công bố luôn giá bán sẽ áp dụng từ ngày 1/1/2018, khi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe có động cơ dưới 2.000 cc giảm thêm 5%.
Chờ nhà sản xuất lớn
Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Thaco cho hay, với vai trò là doanh nghiệp ô tô lớn tại Việt Nam, Thaco tự nhận trách nhiệm tham gia ổn định thị trường và mang lại giá trị thiết thực cho người tiêu dùng. Thời gian qua, Thaco đã tiên phong giảm giá theo lộ trình hội nhập khi thuế nhập khẩu về bằng 0% vào năm 2018. Giá bán mà Thaco công bố chính là giá đã giảm theo thuế nhập khẩu linh kiện về bằng 0%.
Thừa nhận thực tế là, khi thuế nhập khẩu ô tô đột ngột giảm về 0%, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam khó cạnh tranh, ông Kinoshita cho hay, về cơ bản, Toyota ủng hộ việc hỗ trợ cho xe sản xuất trong nước, vì điều này góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Việt Nam có 2 bất lợi chính là công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển và sản lượng nhỏ. Để đầu tư một sản phẩm mới, ít nhất cần 1 - 2 triệu USD cho khuôn và đồ gá mới. Nếu sản xuất 1.000 chiếc xe, rõ ràng chi phí trên đầu xe đối với các khuôn, đồ gá đó rất cao, nếu so với Thái Lan sản xuất 10.000 xe. Thực tế này ảnh hưởng rất lớn tới quyết định đầu tư không chỉ của TMV, mà còn các nhà cung cấp.
“Thay vì Chính phủ hỗ trợ đầu tư 1 triệu USD vào khuôn và đồ gá, có thể hỗ trợ 1 triệu USD bằng cách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho các nhà sản xuất ô tô và bản thân các nhà cung cấp khi quyết định đầu tư sẽ không cần phải cân nhắc đến sản lượng nữa vì đã được hỗ trợ”, ông Kinoshita nói.
Dẫu vậy, quan điểm của Bộ Tài chính là không giảm thuế nhập khẩu linh kiện đại trà cho tất cả các chủng loại xe, mà trước mắt, sẽ tập trung vào 2 nhóm xe có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với chính sách tiêu dùng và các yêu cầu về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, góp phần phát triển ngành công nghiệp ô tô theo chiều sâu, thông qua việc chỉ ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô đã có hoặc có tiềm năng thế mạnh về sản lượng ô tô sản xuất, lắp ráp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Bộ Tài chính kỳ vọng, chính sách thuế mới sẽ giúp duy trì ổn định tỷ lệ tăng trưởng sản xuất, lắp ráp với hai nhóm xe của chương trình trong giai đoạn 2018 - 2022. Dĩ nhiên, để được hưởng ưu đãi thuế này trong thời gian 5 năm, điều kiện kèm theo là doanh nghiệp phải đạt sản lượng theo cam kết, đồng thời tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước của mẫu xe cam kết cũng phải đạt được quy định theo năm.
Theo Báo đầu tư
Cùng với việc được giảm 50% lệ phí trước bạ, bắt đầu từ tháng 12.2021 ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước tiếp tục được gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo nội dung Nghị định 104/2021/NĐ-CP.
Một nhóm công ty khởi nghiệp ở châu Âu và châu Mỹ đang tìm cách đóng góp vai trò cho quá trình chuyển đổi ô tô bằng cách chuyển những chiếc xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch thành xe điện sạch (EV).
Mục tiêu nội địa hóa linh kiện 35-45% trong hơn 20 năm không thành nhưng nhiều hãng như VinFast, Trường Hải, TC Motor đang đầu tư lớn để thay đổi.
Thái Lan công bố một loạt ưu đãi cho ô tô điện, xe buýt, xe tải, xe máy và tàu thủy để thúc đẩy sản xuất xe điện (EV) và chuỗi cung ứng của nó.
Số thuế được ưu đãi cho việc nhập khẩu linh kiện phục vụ việc sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam tính đến hết tháng 6/2020 là 12.411 tỷ đồng.