Chia sẻ tại toạ đàm về công nghiệp phụ trợ gần đây, ông Phạm Anh Tuấn, chuyên gia Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết quy mô sản lượng xe hơi Việt hiện đang ở mức 300.000 xe/năm, thấp hơn nhiều so với Thái Lan là 2 triệu xe/năm.
Mặt khác, tỷ lệ nội địa hoá của xe Việt Nam cũng thấp, chủ yếu ở 25% với xe du lịch, và từ 40 – 60% với dòng xe khác. Trong khi đó, xe Thái đã nội địa hoá được 60 – 70%, có dòng lên đến 80%.
Ông Phạm Anh Tuấn cho rằng mức tiêu dùng xe hơi thấp vẫn là thách thức đối với nội địa hóa xe hơi của Việt Nam.
Trong khi sản lượng sản xuất xe thấp, giá xe trong nước cao, ngành công nghiệp xe hơi Việt đang đối mặt sự cạnh tranh lớn từ ngành xe hơi của các nước trong khu vực hơn về nhiều mặt.
Và với tỷ lệ nội địa hóa thấp như đã kể ra, ông Tuấn cho rằng giá xe Việt khó giảm do giá nhập khẩu linh kiện cao.
Cụ thể, ông cho biết giá thành sản xuất xe tại Việt hiện đắt hơn 20% xe Thái Lan, trong khi đó từ năm 2018, Việt Nam bỏ thuế nhập xe về 0%, xe nhập vào nhiều, giá không giảm và xe nội địa vẫn đắt khiến cho thị trường xe chưa thực sự bùng nổ.
Những con số này cho thấy ngành sản xuất xe hơi trong nước vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong toàn cầu hoá.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp sản xuất ô tô cũng có thể chờ đón tin vui từ chính sách. Bộ Tài chính vừa qua đã đưa Dự thảo sửa đổi Nghị định 125 theo hướng bãi bỏ thuế nhập khẩu đối với linh kiện xe hơi mà doanh nghiệp Việt Nam không sản xuất được để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước. Đồng thời, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với phần giá trị gia tăng, linh phụ kiện xe hơi sản xuất được trong nước cũng dự kiến được bỏ hoặc cắt giảm.
Đề xuất này nếu được thông qua sẽ mở ra ưu đãi lớn cho các doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam.
Bộ Công Thương cũng đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 116 thay vì kiểm tra theo lô xe nhập sang kiểm tra kiểu loại, chuyển từ tiềm kiểm sang hậu kiểm. Nếu được chấp thuận, xe nhập sẽ dễ dàng vào Việt Nam hơn.
Dù vậy, việc bỏ thuế nhập linh kiện và thuế tiêu thụ đặc biệt được xem là một thách thức rất lớn bởi đây là nguồn thu khủng mà nếu bỏ qua, ngân sách sẽ thất thu số tiền không nhỏ.
Nhưng nếu nhìn nhận ở góc độ khác, các doanh nghiệp ô tô và doanh nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam sẽ hưởng lợi. Tuy nhiên, các chuyên gia đều cho rằng, việc ưu đãi thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt nếu được chấp thuận cũng cần sàng lọc tùy từng mẫu xe, dòng xe và tùy doanh nghiệp, không nên cào bằng, đi vào "vết xe đổ" thời gian trước.
Mặt khác, chính sách cũng cũng cần bắt buộc doanh nghiệp hưởng ưu đãi thuế phải cam kết đạt tỷ lệ nội địa hóa, đạt sản lượng tối thiểu cần thiết trong thời gian cố định, nhằm ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội, với đất nước. Chỉ như vậy người tiêu dùng mới thực sự hưởng lợi từ chính sách.
Theo Tài chính Plus
Để bản thân không trở thành nạn nhân của việc lừa đảo khi mua xe, bạn cần biết những điều dưới đây.
Trong 3 tháng đầu năm 2023, lượng ô tô điện bán ra tại Việt Nam là 1.689 xe. Đây là con số khá khiêm tốn nếu nhìn sang thị trường Thái Lan, nhưng nói gì thì nói, con số này vẫn chỉ tính riêng mỗi xe của VinFast.
Thị trường ô tô tại Việt Nam ngày càng đa dạng với vô vàn thương hiệu cũng như các kiểu dáng khác nhau. Bên cạnh đó, từng chủng loại sẽ có nhiều mức giá khác nhau dễ cho khách hàng có thể tiếp cận. Nếu bạn đang có dự định sở hữu một chiếc xế hộp và tài chính đang dưới 700 triệu thì đừng lo hãy tham khảo những mẫu xe dưới đây được nhiều khách hàng Việt lựa chọn.
Cuộc khảo sát từ đơn vị độc lập Deloitte về xu hướng tiêu dùng ô tô toàn cầu năm 2022, trong đó 25 khu vực được tiến hành khảo sát và khu vực Đông Nam Á với 6 nước được lựa chọn.
Tháng 3 năm nay thị trường ô tô có đến 46.598 xe bán ra và bàn giao đến tay người dùng, tăng khoảng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.