Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tuần Tết Nguyên Đán từ 16/2 đến 2/2 vừa qua, chỉ có duy nhất 1 chiếc ôtô mở tờ khai tại hải quan nhập khẩu. Đây là chiếc xe du lịch dưới 9 chỗ được đưa về từ Australia, với giá trị khai báo là 16.500 USD. Chiếc xe này được nhập khẩu qua cửa khẩu ở phía bắc.
Trong khi đó, số liệu thống kê hải quan ghi nhận không có xe ô tô trên 9 chỗ ngồi, xe ô tô tải, ô tô chuyên dụng được đăng kí mở tờ khai nhập khẩu trong dịp lễ này.
Cùng thời điểm này, ở mảng linh kiện và phụ tùng ôtô lại có giá trị nhập khẩu lại khá lớn - lên tới gần 37,5 triệu USD. Nhập khẩu nhóm hàng này có xuất xứ chủ yếu từ Nhật Bản với trị giá 14,8 triệu USD, chiếm 68%; từ Hàn Quốc với trị giá 8,2 triệu USD, chiếm 22%; từ Thái Lan với trị giá hơn 5 triệu USD và từ Trung Quốc với trị giá 3,5 triệu USD. Tính chung, nhập khẩu từ 4 xuất xứ này trong tuần qua chiếm tỷ trọng tới 85% trong tổng trị giá nhập khẩu linh kiện & phụ tùng ô tô của cả nước trong tuần qua.
Theo Dân trí
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Chính phủ vừa chấp thuận việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng lại từ chối đề xuất tương tự với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Theo Tổng cục Thống kê, ôtô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam và lượng xe nhập khẩu trong tháng 4.2023 đều có xu hướng sụt giảm. Phần lớn nguyên nhân đến đến từ việc ảnh hưởng kinh tế khiến sức mua giảm khiến nguy cơ tồn kho tăng cao.
Hơn 15.000 ô tô được nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 3, tăng gần 2.900 chiếc so với tháng trước, tương ứng trị giá đạt 355 triệu USD.