Cụ thể, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản gửi Bộ Tư pháp và Bộ Công an kiến nghị các giải pháp để xử lý.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã nhận được nhiều văn bản kiến nghị của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp phản ánh về việc cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính khi sử dụng bản sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông có xác nhận của tổ chức tín dụng nhận thế chấp khi tham gia giao thông.
Theo Ngân hàng Nhà nước, thực tiễn thực hiện quy định của Nghị định 163/2006/NĐ-CP về bên thế chấp giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đã nảy sinh những khó khăn, vướng mắc, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với bên nhận thế chấp. Điều này có thể dẫn tới các tổ chức tín dụng phải ngừng cho vay có thế chấp bằng phương tiện giao thông vận tải.
Trong trường hợp phải ngừng khi không được giữ bản chính đó, các tổ chức tín dụng có thể phải ngừng cho vay vì tiềm ẩn nhiều rủi ro, người dân, doanh nghiệp sẽ không còn có cơ hội để vay vốn; bị giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, theo ý kiến của Ngân hàng Nhà nước.
Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự 2015 có quy định rõ bên nhận thế chấp có quyền giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp nếu các bên có thỏa thuận. Do đó, việc quy định bên thế chấp giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông, đồng thời vẫn giữ tài sản thế chấp như quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP đã không còn phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và dẫn tới những khó khăn, vướng mắc như đã nảy sinh trong thời gian qua.
Trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và để tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động vay và đi vay thuận lợi, đảm bảo quyền lợi của bên nhận thế chấp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp đề nghị hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành nghị định thay thế Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Nghị định 11/2012/NĐ-CP theo hướng quy định bên nhận thế chấp có quyền giữ bản chính giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Đồng thời, trong thời gian chờ Chính phủ ban hành nghị định thay thế, Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị Bộ Công an chỉ đạo cơ quan công an các cấp cho phép người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng bản sao giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông có xác nhận của tổ chức tín dụng khi lưu thông phương tiện giao thông.
Nhiều năm qua, khi doanh nghiệp và cá nhân vay vốn ngân hàng thế chấp phương tiện giao thông, các ngân hàng giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, cấp bản xác nhận để khách hàng sử dụng khi lưu thông, thường định kỳ 3 tháng/lần kiểm tra và xác nhận lại trong quá trình quản lý khoản vay.
Theo VnEconomy
Ngân hàng ACB đang có mức lãi suất vay mua ô tô thấp nhất khi chỉtừ 6.5%, còn với Shinhan Bank và PVcomBank có một số thay đổi. Đa phần các ngân hàng tiếp tục giữ mức lãi suất ổn định.
Hiện nay mức lãi suất ngân hàng đang có nhiều biến động. Vì thế, khi mua ô tô mọi người còn e ngại cũng như bâng khuâng về mức lãi suất cần phải trả là bao nhiêu nếu phải vay từ ngân hàng. Trong bài viết dưới dây, hãy cùng cập nhật lãi suất vay mua ô tô mới nhất tại một số ngân hàng.
Việc vay mua xe ô tô chưa trả góp xong nhưng đã có nhu cầu bán lại thường có nhiều nguyên nhân: lãi suất ngân hàng thay đổi đột ngột, không cân nhắc kỹ về thu nhập cá nhân, gặp biến cố trong cuộc sống, …. Nếu không may rơi vào các tình huống trên vậy chủ xe cần phải làm gì, các thủ tục tiến hành ra sao?
Số lượng ô tô bị thu hồi trừ nợ đang tăng lên do không có khả năng thanh toán. Khách chậm trả nợ nhiều tháng, xét thấy không còn khả năng thanh toán nên ngân hàng buộc phải thu hồi xe về bán.
Vừa mới khởi nghiệp lại dính phải dịch Covid thế nên phải tự tay phải làm tất cả mọi thứ. Chắt bóp cũng được khoảng 350 triệu nên quyết tâm mua một con 7 chỗ. Vừa có thể đi lại, vừa chở hàng hóa lỉnh kỉnh mà không vất vả.