Trong khi các nhà sản xuất nước ngoài từ Trung Quốc và Mỹ gia nhập thị trường và rót vốn đầu tư vào Indonesia hay Thái Lan, thì các công ty nội địa như VinFast của Việt Nam đang liên tục tung ra các dòng xe mới.
VinFast sẽ đi đầu về xuất khẩu xe điện
Tương tự phần còn lại của khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu trạm sạc xe điện. Song, Tập đoàn Vingroup cho biết VinFast sẽ bắt đầu xuất khẩu xe điện từ tháng 11 năm nay.
Vingroup được Asean Today xem là động lực chính đứng sau ngành công nghiệp xe điện của Việt Nam.
Tháng 1 năm nay, Vinfast tuyên bố sẽ sản xuất ba mẫu xe điện thể thao đa dụng (SUV) là VF31, VF32, VF33 để xuất khẩu sang Bắc Mỹ và châu Âu. Cả ba mẫu này đều sẽ sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và có thể tự lái một phần.
"Đây là cơ sở vững chắc để VinFast hiện thực hóa tầm nhìn toàn cầu - trở thành hãng xe điện công nghệ cao được ưa chuộng trên thế giới, góp phần phát triển giao thông 'xanh' và giảm thiểu khí thải trên trái đất", VinFast nêu rõ trong thông cáo báo chí.
Đầu tháng 3, Bloomberg đưa tin VinFast đang có kế hoạch mở nhà máy sản xuất xe điện tại Mỹ sau khi thành lập văn phòng nghiên cứu với khoảng 50 nhân viên tại San Francisco.
CEO Thái Thanh Hải của VinFast cho biết, hãng cũng đang sản xuất xe máy điện và xe bus điện, có kế hoạch mở 35 showroom và trung tâm dịch vụ tại California trong năm nay.
Các cơ quan quản lý của California đã cấp cho VinFast giấy phép thử nghiệm xe tự hành trên đường phố tại bang này. VinFast đặt mục tiêu bán ra những chiếc xe điện đầu tiên tại thị trường Mỹ vào năm 2022.
Tại Indonesia, ngành công nghiệp pin và xe điện là lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài chính. New Straits Times dẫn số liệu chính thức cho biết vốn FDI rót vào ngành này chiếm đến 70% tổng vốn FDI của Indonesia trong năm 2020.
Các nhà đầu tư bị thu hút phần lớn là vì Indonesia có trữ lượng niken lớn nhất thế giới, chiếm 23% dự trữ toàn cầu. Niken là nguyên liệu cần thiết để sản xuất pin xe điện và chính phủ Indonesia đã khôi phục lệnh cấm xuất khẩu quặng niken vào tháng 1/2020.
Theo Asean Today, nhà đầu tư lớn nhất vào ngành xe điện Indonesia là Tesla, vì công ty của Elon Musk đang muốn cắt giảm chi phí sản xuất. Chính phủ Indonesia chưa công bố chi tiết đề xuất đầu tư của Tesla nhưng họ đã kêu gọi Tesla hỗ trợ ngành xe điện trong nước.
"Nếu Tesla chỉ mua nguyên liệu thô thì chúng tôi không mặn mà. Song, đề xuất này không chỉ đơn thuần là mua nguyên liệu", ông Septian Hario Seto - Thứ trưởng Bộ Điều phối Đầu tư và Khai thác của Indonesia, cho hay.
Ngoài ra, tháng 12 năm ngoái, Indonesia còn ký một thỏa thuận đầu tư trị giá 9,8 tỷ USD với tập đoàn LG của Hàn Quốc để sản xuất pin lithium cho xe điện. Đây là một trong những nỗ lực đầu tiên trên thế giới nhằm tích hợp hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản và chế tạo pin xe.
Tại Thái Lan, Nissan (Nhật Bản) đã đầu tư khá nhiều vào kế hoạch biến nước này thành trung tâm sản xuất xe điện. Hãng xe Nhật Bản cũng đang phát triển công nghệ cho phép ô tô điện có thể chạy mà không cần sạc.
Chi nhánh Thái Lan của hãng xe Great Wall Motor (Trung Quốc) vừa ra mắt vào năm ngoái và đã bắt đầu sản xuất tại nhà máy ở tỉnh Rayong. Hãng xe hơi Trung Quốc xem Thái Lan là một điểm cửa ngõ tiềm năng để mở rộng tại Đông Nam Á.
Ở Mỹ, các hãng xe và chính phủ cho đến nay chưa có giải pháp để sản xuất được xe điện với giá cả phải chăng, phục vụ cho đại đa số người dân. Ở hầu hết các thị trường Đông Nam Á, hướng giải bài toán có thể nằm ở việc tung ra hàng loạt xe máy điện.
Theo số liệu của Pew Research từ năm 2014, hơn 80% hộ gia đình ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam đều sở hữu một chiếc xe gắn máy. Trong khi đó, tỷ lệ sở hữu xe hơi lại thấp hơn đáng kể, ở Thái Lan là khoảng 51%, ở Indonesia khoảng 4% và ở Việt Nam là 2%.
Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc đang làm việc cùng khu vực tư nhân ở Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan để tìm cách thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang xe máy điện.
Tại Thái Lan, công ty địa phương có tên Edison đã tung ra một dòng xe máy điện. Còn chính phủ Thái Lan thì có kế hoạch triển khai một chương trình thương mại nhằm hỗ trợ người dân 100.000 baht để đổi xe cũ sang xe máy điện.
Tại Việt Nam, VinFast đã tung ra thị trường ít nhất 5 dòng xe máy điện, bao gồm Klara, Impes, Ludo, Feliz và Theon, cùng với phiên bản nâng cấp Klara S và hai phiên bản giới hạn là Impes Milky Sky và Ludo Mint-To-Be.
Với những thông tin tích cực như trên, đặc biệt là khoản đầu tư chưa được công bố của Tesla, Đông Nam Á sẽ tiếp tục chứng kiến ngành công nghiệp pin và xe điện phát triển đi lên khi nền kinh tế khu vực bước qua cái bóng của đại dịch.
Trên mạng xã hội vừa xuất hiện những tấm hình về một chiếc xe lạ mang thương hiệu VinFast với kiểu dáng phần đầu khá giống VF 8 nhưng lại không có mui xe.
VinFast công bố khởi công nhà máy sản xuất xe điện tại bang Bắc Carolina vào ngày 28/7. Đây sẽ là cơ sở sản xuất xe điện đầu tiên tại Bắc Carolina, đóng góp vào nguồn cung xe điện cho thị trường Bắc Mỹ, thúc đẩy cuộc cách mạng giao thông xanh toàn cầu.
Gần đây, các diễn đàn mạng xã hội lan truyền thông tin, hình ảnh loạt xe máy điện VinFast được chuẩn bị để hoạt động dịch vụ xe công nghệ tại Hà Nội.
VinFast công bố kết quả kinh doanh tháng 6 và luỹ kế 6 tháng đầu năm 2023, với tổng cộng 11.638 xe ô tô điện đã được bàn giao cho khách hàng kể từ đầu năm, trong đó riêng tháng 6 là 3.155 xe.
Cả VinFast Evo200 và Yamaha NEO’S đều sở hữu thiết kế hiện đại và tối gian. Cùng ra mắt đúng vào thời điểm xăng tăng giá không thấy điểm dừng, nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dùng kể từ khi ra mắt và cho đến thời điểm hiện tại.