Anh Trần Quốc Hoàn ở Hà Đông (Hà Nội) mới gặp vấn đề với bộ phận chỉnh điện trên chiếc ô tô mà anh lấy từ tháng 9/2020. Tuy nhiên khi mang xe ra đại lý mà mình mua để bảo hành, anh bị từ chối với lý do xe không bảo dưỡng tại các đại lý ủy quyền chính hãng theo đúng định kỳ.
Trong khi đó, anh Hoàng Đức Linh ở Gia Lâm (Hà Nội) cũng không được bảo hành với lý do tương tự. "Xe tôi đi hơn một năm thì lỗi màn hình giải trí, kỹ thuật viên của hãng kiểm tra và kết luận là hỏng nhưng không chấp nhận thay thế", anh cho hay. "Xe tôi bảo dưỡng lần đầu trong hãng, còn những lần sau do không thuận tiện nên đã làm ở ngoài".
Chủ nhân hai chiếc xe trên cho rằng việc bảo dưỡng với các hạng mục liên quan đến phần động cơ, hệ thống lái hay các bộ phận vận hành… không hề liên quan đến phần giải trí hay tiện nghi trên xe. "Nếu xe lỗi động cơ, hộp số thì bắt bẻ còn được, đằng này cái màn hình "đột tử" chẳng lẽ cũng do tôi thay dầu không chính hãng nên nó hỏng", anh Đức Linh phân trần.
Câu chuyện về việc ô tô không bảo dưỡng chính hãng bị từ chối bảo hành đã nhận được nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội. "Chính mình đã rơi vào tình huống không được bảo hành do không thay lọc gió điều hòa. Tranh cãi với showroom rồi gọi điện lên hotline để phản ánh, cuối cùng họ bảo mình mang qua đại lý khác để bảo hành", anh Phạm Tuấn kể về trường hợp của mình.
Trong khi đó, anh Đức Hải thì cho rằng tùy từng hãng và tùy cả showroom mình làm dịch vụ mà chính sách có thể "thoáng" hơn. "Em có bỏ bảo dưỡng hãng vài lần, nhưng bộ phận nào nằm trong chính sách bảo hành thì vẫn được hưởng quyền lợi đầy đủ. Em thấy như vậy là hợp lý cả đôi bên và không phải hãng nào cũng gây khó dễ cho khách hàng", anh viết.
Ngoài những ý kiến bất bình với chính sách trên, một số người cho rằng đây là quy định của từng hãng và khi mua xe tức là người dùng đã chấp nhận. "Vấn đề không bảo dưỡng trong hãng sẽ bị hãng từ chối bảo hành đâu phải chuyện mới. Nó được đề cập "giấy trắng mực đen" trong sổ bảo hành mà", chủ sở hữu một chiếc xe Hyundai cho hay.
Người này dẫn quy định của TC Motor, đơn vị phân phối xe Hyundai tại Việt Nam, có nêu: "Bảo hành sẽ không được áp dụng cho bất cứ một hư hỏng, tổn thất nào xảy ra trong trường hợp xe ô tô không được bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng không đầy đủ, không đúng quy định tại Hướng dẫn sử dụng và/hoặc việc bảo dưỡng không được thực hiện bởi Đại Lý Ủy Quyền".
Cũng đứng về phía chính sách của hãng, chủ xe tên Thắng cho rằng các quy định về bảo hành đều rất chặt chẽ, có trách thì người dùng nên tự hỏi mình đã khi nào xem các điều khoản trong sổ bảo hành. "Anh mang ra gara ngoài để sửa, rồi ai sẽ đảm bảo cho anh là thợ ở đó làm đúng quy trình, linh kiện thay đạt tiêu chuẩn, bảo dưỡng đúng các hạng mục và đúng kỳ? Khách hàng muốn làm ngoài cho rẻ, cắt bớt một số hạng mục rồi đến khi xe gặp vấn đề lại quay sang "bắt đền" hãng".
Câu chuyện xung quanh việc hãng từ chối bảo hành đối với xe không bảo dưỡng tại các đại lý ủy quyền tiếp tục nhận được nhiều ý kiến khác nhau. PV đã liên hệ với một số hãng xe thì đều nhận được câu trả lời chung rằng đây là quy định căn cứ trên các yêu cầu của nhà sản xuất. "Ràng buộc này nhằm đảm bảo trải nghiệm cho khách hàng, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các bên và đều đã quy định rõ", đại diện một hãng xe cho hay
Từ ngày 15/8/2023, biển số ô tô, xe máy sẽ được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe. Vì vậy, nhiều người băn khoăn không biết nếu đang sở hữu nhiều biển số thì sẽ như thế nào?
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
Hơn 150 nghìn biển số ở 63 tỉnh, thành phố đã được cục CSGT phê duyệt, và được đăng tải công khai trên cổng thông tin đấu giá trực tuyến.
Sau loạt sản phẩm bị ngừng bán, chỉ còn 3 mẫu xe máy nhỏ đang được các đại lý Suzuki Việt Nam phân phối trên thị trường.
Hầu hết những mẫu xe góp mặt trong danh sách 10 ô tô bán chậm nhất Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 là các dòng xe của các thương hiệu ô tô Nhật Bản. Có hãng chỉ bán được 14 xe.