12. Hyundai
Logo của Hyundai tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại mang một ý nghĩa đặc biệt. Nó được tạo nên từ sự cách điệu hình hai người bắt tay nhau. Hàm ý ở đây là chỉ sự tin tưởng giữa nhà sản xuất và khách hàng – thứ mà Hyundai luôn đề cao.
13. Jaguar
Jaguar có tên gọi ban đầu là SS Cars. Nhưng sau thế chiến II, hãng này đã được đổi tên mới bởi hai chữ cái SS gợi lên mối liên hệ tiêu cực với chủ nghĩa Phát Xít. Được biết, Jaguar là một mẫu xe cổ của SS Cars. Trong khi đó, hình con báo vồ mồi được dùng để biểu thị sự duyên dáng, uyển chuyển và chuyển động hướng về phía trước.
14. Lada
Với nhiều người Việt Nam, Lada là một cái tên quen thuộc, đặc biệt là trong giai đoạn bao cấp và thời kỳ đầu đổi mới. Nhưng không phải ai cũng biết rằng logo của Lada mang hình hài một con thuyền dài của người Viking. Còn cái tên Lada chỉ dành cho những chiếc xe xuất khẩu trong khi tên chính thức trong liên bang Xô Viết là Zhiguli, một dãy núi nằm bên bờ sông Volga.
15. Lamborghini
Cùng với huy hiệu ngựa chồm của Ferrari, tấm khiên với hình bò chiến của Lamborghini là một trong những logo được yêu thích nhất trong thế giới xe hơi. Vào năm 1962 khi đến thăm một trại nuôi gia súc nổi tiếng ở Seville, Tây Ban Nha, người sáng lập hãng siêu xe nước Ý đã nảy ra ý tưởng sử dụng một trong 12 linh vật cung hoàng đạo để làm logo cho thương hiệu của mình. Ngoài ra, những con bò còn là biểu trưng cho sức mạnh tiềm ẩn bên trong những chiếc xe của ông.
16. Mazda
Cái tên Mazda có nguồn gốc từ Ahura Mazda – một vị thần trong đạo Bái hòa giáo do nhà tiên tri người Ba Tư Zoroaster khởi xướng. Ngoài ra, Mazda còn có nghĩa là trí khôn. Và đây cũng là kết quả từ lối Anh hóa của Matsuda – tên họ của nhà sáng lập thương hiệu xe hơi Nhật Bản. Mazda đã có một vài lần thay đổi logo và huy hiệu hiện tại được sử dụng từ năm 1996. Nó bao gồm một hình ô-van tượng trưng cho mặt trời và chữ cái M ở bên trong đại diện cho công ty. Ở một cách nhìn khác, chúng ta có thể nhìn ra đôi cánh dang rộng với hàm ý về sự tự do biểu đạt.
17. Mercedes-Benz
Logo của Mercedes-Benz xuất hiện lần đầu vào những năm 1870 khi Gottlieb Daimler – một trong hai nhà sáng lập thương hiệu này gửi tấm bưu thiệp về cho vợ của mình. Trong tấm thiệp, ông đã đánh dấu nơi mình sinh sống bằng một ngôi sao ba cánh, đi kèm với lời nhắn: “Một ngày nào đó, ngôi sao này sẽ tỏa sáng trên khắp các nhà máy hân hoan của chúng ta.” Nó chính thức được sử dụng trên một chiếc xe kể từ năm 1910 và được miêu tả là đại diện cho đất, biển và không khí.
18. Mitsubishi
Cái tên Mitsubishi bao gồm hai thành tố: Mitsu (có nghĩa là ba) và Hishi (có nghĩa là củ ấu), thứ thường được dùng để chỉ hình thoi hay kim cương. Cần biết rằng trong tiếng Nhật, âm ‘h’ ở giữa từ thường được phát âm thành ‘b’. Yataro Iwasaki đã lựa chọn logo ba hình thoi chĩa theo ba hướng như là một sự kết hợp giữa huy hiệu của hai thế lực. Đó là nhà Iwasaki và nhà Yamauchi – lãnh đạo của tộc Tosa cai trị vùng Shikoku nơi Yataro được sinh ra.
19. Nissan
Nissan là sự kết hợp của Nihon Sangyo (ngành công nghiệp Nhật Bản). Đây là tên công ty mẹ của Datsun – tiền thân của Nissan ngày nay. Ban đầu, logo của công ty bao gồm phần tên chữ được đặt trong một hình chữ nhật màu xanh nằm đè lên hình tròn màu đỏ. Đây là một cách hình tượng hóa quốc kỳ của nước này. Đến những năm 1990, nó được chuyển sang dạng chrome để thể hiện chất hiện đại.
20. Porsche
Huy hiệu của Porsche gắn liền với quê hương của thương hiệu này. Cụ thể, dòng chữ Stuttgart được đặt ở trung tâm cùng với hình con ngựa. Trong khi đó, khu vực xung quanh với 4 phần tách biệt được lấy từ huy hiệu bang Wurttemburg của nhân dân tự do (1918-1945). Thủ phủ của vùng này chính là thành phố Stuttgart, nơi đặt trụ sở của Porsche ngày nay.
21. Rolls-Royce
Cùng với cụm logo RR, hình tượng ‘quý bà bay’ là một trong những đặc sản của thương hiệu Rolls-Royce. Nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc của nó. Với mong muốn gia tăng sự khác biệt cho chiếc Rolls-Royce Silver Ghost của mình bằng một linh vật cầu phước, Bá tước Montagu đệ nhị đã tìm đến người bạn vốn là một chuyên gia điêu khắc – Charles Robinson Sykes để hiện thực hóa ý tưởng đó. Và ‘Spirit of Ecstacy’ đã ra đời. Tác phẩm này được tạc theo người trợ lý kiêm hầu gái của ngài bá tước có tên Eleanor Thornton. Ngoài những cái tên kể trên, thánh vật này còn có một số tên gọi khác như Emily hay Quý bà bạc.
22. Toyota
Logo của Toyota có lẽ là một trong những vật trừu tượng nhất trong thế giới xe hơi. Theo đó, các hình ô-van bên trong tượng trưng cho trái tim của công ty và khách hàng. Chúng lồng vào nhau, thể hiện sự tin tưởng cũng như mối quan hệ cùng có lợi giữa hai bên. Đồng thời, hai hình ô-van này cũng tạo thành chữ T, ám chỉ hãng xe này. Trong khi đó, hình ô-van ngoài cùng đại diện cho thế giới, ôm trọn Toyota. Hơn nữa, mỗi hình ô-van được tạo nên vơi sự khác nhau về độ dày của đường viền xung quanh như một cách thể hiện văn hóa và nghệ thuật thư pháp truyền thống của người Nhật. Chưa dừng lại ở đó, các khoảng trống bên trong còn tượng trưng cho các phẩm chất của Toyota: chất lượng, giá trị, sự vui vẻ, đột phá, an toàn và bổn phận với môi trường cũng như xã hội.
Toyota tiếp tục là thương hiệu bán được nhiều xe nhất tại thị trường Việt Nam vì trong 6 tháng vừa qua, người tiêu dùng Việt Nam đã tiêu thụ tổng cộng 26.637 chiếc xe Toyota, chiếm 18% thị phần và giảm 38.1% so với năm ngoái (43.085 xe).
Thị trường ô tô đang hứa hẹn "dậy sóng" với loạt thương hiệu Trung Quốc tung dự án lắp ráp, phân phối. Nhiều doanh nghiệp cũng đang rầm rộ triển khai phân phối tại Việt Nam.
Thị trường ô tô Việt Nam chuẩn bị đón một loạt thương hiệu mới, đa số đến từ Trung Quốc với dải sản phẩm xe điện giàu tính cạnh tranh, từ giá rẻ cho đến tiền tỷ.
Theo Paultan, hãng xe gốc Anh quốc - Lotus đang muốn mở rộng kinh doanh tại châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Việt Nam và Indonesia. Trong khu vực Đông Nam Á, hãng mới có mặt ở Malaysia và Thái Lan.
Trước đó xuất hiện những hình ảnh của chiếc VinFast Fadil mui trần, bán tải điện và ô tô mini gắn logo VinFast đã gây sốt trên mạng xã hội. Nhưng thật ra là tất cả đều là ảnh chế, một sản phẩm của AI, không phải mẫu xe chính thức của VinFast.