Phóng viên của tờ Jalopnik đưa đến một góc nhìn khác về đất nước Triều Tiên, với hệ thống hạ tầng giao thông đi trước khá nhiều so với sự phát triển của các phương tiện. Hệ thống đường sá được hiện đại hóa nhiều so với những năm trước, các cột đèn giao thông được cắm ở các ngả đường quan trọng thay cho những nhân viên cảnh sát (đặc biệt là cảnh sát nữ vốn khá phổ biến tại Triều Tiên).
Một thống kê nhỏ của Jalopnik cho thấy khoảng 30% số xe tại Bình Nhưỡng là Jeep, 20% là các loại xe bán tải và xe sang như Hummer H2 hay Audi A5 đời mới (từ năm 2008 trở về đây), 30% là xe cũ hơn do Nga, Thụy Điển, Đức sản xuất từ những năm 1950 tới 1980. 20% còn lại được nhập từ Trung Quốc hay do chính Triều Tiên sản xuất.
Điều đó có nghĩa những mẫu xe đắt đỏ đã có chỗ đứng tại Triều Tiên, thay cho sự thống trị của những chiếc Volga ngày nào.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng số xe đó mới chỉ được nhập về để phục vụ tầng lớp thượng lưu mà hầu hết là các thương gia hay quan chức chính phủ.
Người dân bình thường tại Bình Nhưỡng chủ yếu vẫn ưa dòng UAZ của Liên Xô cũ, mà trong đó nổi bật là chiếc 469 huyền thoại.
Số đông khác tại Bình Nhưỡng sử dụng xe buýt và tàu điện công cộng.
Từ năm 2013, taxi cũng bùng nổ tại Triều Tiên nhưng chưa quá phổ biến, do giá cước lên tới 1 USD/km - số tiền không nhỏ với một quốc gia như Triều Tiên. Hiện chỉ có 4 hãng taxi tại đây, sử dụng xe chủ yếu do Trung Quốc sản xuất.
Nói vậy không có nghĩa Triều Tiên để xe nhập khẩu lấn lướt. Họ cũng có nhà sản xuất ôtô riêng, đó là Pyeonghwa Motors được thành lập năm 1999 dưới sự hợp tác của Triều Tiên và Hàn Quốc. Lợi thế của hãng là sự độc quyền sản xuất, mua bán ôtô nội địa ở Triều Tiên, song số xe được sản xuất và tiêu thụ trong nước lại rất ít.
Vấn đề mà Triều Tiên đang vấp phải là sự phân hóa vùng miền. Trong khi Bình Nhưỡng đang thay đổi từng ngày thì các vùng nông thôn vẫn thiếu điện và thậm chí không có các trạm xăng, dầu. Gỗ và than vẫn là hai nhiên liệu chính chạy xe tại các vùng này.
Làn sóng hiện đại hóa của Bình Nhưỡng liệu có vươn tới nông thôn? Câu hỏi này vẫn còn là một ẩn số.
Ở cả dòng xe sạc điện hay thuần điện, Tesla đều chiếm ngôi quán quân, á quân là SAIC Trung Quốc, trong quý I.
Vượt qua Tesla Model 3, mẫu ôtô Trung Quốc giá rẻ Wuling Hong Guang Mini EV trở thành xe điện có doanh số tốt nhất thế giới trong 2 tháng đầu năm 2021.
Nhà máy sản xuất linh kiện ôtô có tổng diện tích 100.000m2 với vốn đầu tư ba giai đoạn gần 1.200 tỉ đồng, hứa hẹn sẽ giải quyết cho 6.000 lao động địa phương.
Mua lại các hãng phương Tây, dốc nhiều tỷ đô la để phát triển công nghệ và sản phẩm, các hãng Trung Quốc muốn trở thành số một trong ngành.
Mức tăng trưởng 27,1% của thị trường ôtô Việt Nam trong 2016 chỉ xếp sau 'láng giềng' Singapore.