Theo số liệu của JATO, trang thống kê và phân tích dữ liệu từ 52 thị trường trên thế giới có trụ sở tại Anh, lượng tiêu thụ toàn ngành ôtô 2016 đạt 84,24 triệu xe, tăng 5,6% so với 2015.
Thống kế của JATO chỉ tập trung vào xe con, xe bán tải và thương mại hạng nhẹ. Việt Nam với lượng tiêu thụ 228.478 xe, xếp thứ 34 xét về quy mô thị trường, đạt mức tăng trưởng 27,1%. Trong khi số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) là 304.472 xe, tăng 24% so với 2015.
Thị trường ôtô Việt đạt mức tăng trưởng cao chỉ xếp sau Singapore.
Năm 2016 cũng chứng kiến lượng tiêu thụ xe hơi giảm tại các thị trường như Nga, Nhật Bản, Nam Mỹ. Nhưng là điều ngược lại đối với những thị trường như Trung Quốc, Mỹ và châu Âu.
Riêng Trung Quốc, việc mở rộng các chính sách hạn chế mua xe từ chính phủ khiến lượng xe tiêu thụ giảm vào đầu 2016. Nhưng đến quý II, nhu cầu mua sắm của người dân nước này phục hồi, thúc đẩy mức tăng trưởng hai con số và duy trì đến hết năm. Trong khi thị trường Mỹ chỉ tăng trưởng khiêm tốn ở mức 0,4%.
Không có nhiều bất ngờ khi SUV vượt sedan, trở thành phân khúc tăng trưởng "nóng" nhất 2016 ở mức gần 29%. Nhu cầu tăng cao tại Mỹ, Trung Quốc và châu Âu giúp Nissan X-Trail, mẫu xe vừa gia nhập thị trường Việt Nam 2016, lần đầu tiên soán ngôi bán chạy nhất phân khúc của Honda CR-V. Ngoài ra, Hyundai Tucson, Kia Sportage và Honda HR-V cũng đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong 2016.
Nissan X-Trail soán ngôi bán chạy nhất của Honda CR-V trong 2016.
Toyota tiếp tục duy trì vị thế của thương hiệu phổ biến nhất toàn cầu với nhiều mẫu xe thuộc top đầu xe bán chạy. Sự hiện diện của thương hiệu Nhật Bản đang bị thu hẹp tại Mỹ và Trung Quốc, nhưng điều đó được bù đắp từ sức mua tăng mạnh ở các thị trường tiềm năng như Indonesia, Mexico. Doanh số của Toyota tăng 2,7% trong 2016.
Volkswagen, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Toyota, có một năm kinh doanh thành công ngoài mong đợi. Bất chấp bê bối gian lận khí thải với các án phạt hàng tỷ USD, đặc biệt tại Mỹ, doanh số tập đoàn ôtô Đức bất ngờ vượt hãng xe Nhật để chiếm ngôi số 1 thế giới.
Nhưng nếu không tính các thương hiệu con, một Volkswagen đơn lẻ không thể đánh bại Toyota. Dẫu vậy, thương hiệu xe hơi bình dân nước Đức vẫn tìm thấy "ánh sáng" trong khó khăn nhờ sức mua tăng trưởng tốt tại thị trường đông dân nhất thế giới, Trung Quốc.
Volkswagen cũng thể hiện thế mạnh "chủ nhà" khi chiếm thị phần cao nhất tại thị trường châu Âu. Tính tổng doanh số trong 2016, Volkswagen tăng trưởng 2,8%. Hãng xe còn ít tên tuổi của Ấn Độ, Mahindra xếp vị trí 50 cuối cùng trong danh sách các thương hiệu được thống kê với lượng bán ra 250.831 xe.
Thống kê của JATO còn cho thấy một điều đặc biệt: Ford F-Serie soán ngôi Toyota Corolla, trở thành cái tên bán chạy nhất thế giới 2016. Nguyên nhân đến từ sức mua tăng mạnh tại thị trường chủ đạo, Mỹ. Trong khi người anh em Toyota Camry văng khỏi top 10.
Đó là nhận định của lãnh đạo Công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico) - nhà phân phối ôtô lớn nhất cả nước với 11,9% thị phần - đưa ra tại phiên họp thường niên ngày 28/4.
Chịu tác động lớn từ dịch COVID-19 khiến nhu cầu tiêu thụ ôtô tại Việt Nam giảm sút. Song với những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là việc giảm 50% lệ phí trước bạ với ôtô trong nước đã góp phần kích thích nhu cầu thị trường.
Ba tháng cuối năm là giai đoạn cao điểm mua xe của người Việt, nhiều hãng giới thiệu xe mới, tung chương trình giảm giá, khuyến mãi quy mô lớn.
Tính đến hết tháng 6, thị trường ô tô Việt Nam đạt doanh số 107.183 xe, sụt giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó thấp điểm nhất là tháng 4.
Nếu công nghiệp hỗ trợ không phát triển, chỉ quen với nhập linh kiện về lắp ráp như hiện nay, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ khó tồn tại sau năm 2025 và thị trường sẽ bị thôn tính.