Cụ thể chuyến phiêu lưu kéo dài 10 tháng bắt đầu từ điểm cực Bắc trên Biển Bắc Cực đóng băng, di chuyển qua nhiều địa hình và điều kiện khác nhau của Bắc, Trung và Nam Mỹ để đến Nam Cực. Theo thông tin, thì chuyến hành trình đã kết thúc vào giữa tháng 12 nhưng phải vài ngày sau mới có kết nối internet từ vệ tinh để thông báo hoàn thành hành trình.
Đáng chú ý đây là chiếc ô tô chạy pin hoàn toàn thuần điện được thực hiện một hành trình nhiều thách trên. Chiếc xe sử dụng có tên Nissan Ariya được cải tiến một số chi tiết phù hợp với điều kiện vận hành khắc nghiệt như gia cố khung, mở rộng phần gầm để lắp vừa bộ lốp cỡ lớn BF Goodrich 39 inch.
Với sự thay đổi trên thì khối lượng xe cũng gia tăng lên đáng kể chưa tính đến các thiết bị và hành cá nhân nhân của người đi cùng. Vì vậy tầm hoạt động của xe cũng đã giảm đáng kể khi chỉ còn từ 250 đến 300 km thấp hơn so với mức công bố lý thuyết là 437 km.
Ngoài ra để tránh các tác động của thời tiết, những nhà thám hiểm trên đã phải đắp tuyết phủ ấm cho gầm và tản nhiệt trước, thậm chí lắp riêng một căn lều cho xe mỗi lần nghỉ qua đêm. Ngoài ra pin sạc đều được lấy từ tuabin gió 5kW kèm một bộ pin năng lượng mặt trời, trong điều kiện bất lợi thì họ buộc phải sử dụng máy phát điện vốn là trang bị bắt buộc phải có khi đi vào vùng cực.
Khi di chuyển qua châu Mỹ, cặp đôi thám hiểm nhận được sự hỗ trợ của một số đơn vị chuyên về năng lượng, cung cấp trạm sạc dọc theo đường đi, ví dụ như Enel X Way ở khu vực Trung và Nam Mỹ. Hai nhà thám hiểm Chris và Julie đã bắt đầu lên kế hoạch đi từ Bắc Cực đến Nam Cực vào năm 2017, sau khi họ hoàn thành cuộc đua Mongol Rally dài 56 ngày trên một chiếc Nissan Leaf - lần đầu tiên một chiếc xe điện hoàn tất thử thách hơn 10.000km.
Hãng sản xuất ô tô Nissan của Nhật Bản sẽ lùi kế hoạch cho đưa mẫu xe điện mới Ariya ra thị trường, từ mùa hè sang mùa đông tới, do thiếu nguồn cung chip điện tử toàn cầu.
Vừa mới đây, Nissan đã chính thức trình làng phiên bản sản xuất của mẫu SUV chạy điện Ariya.