Với sự bùng nổ của loại phương tiện này, nhiều nhà sản xuất hoạt động trong lĩnh vực xe hơi đã vươn tầm thế giới và nằm trong số những siêu tập đoàn lớn mạnh bậc nhất hành tinh. Đó không chỉ đơn thuần là các ‘automaker’ mà cả các nhà cung ứng – những đối tác cung cấp linh phụ kiện để cấu thành nên một chiếc xe hoàn chỉnh. Và tất nhiên, những con người, tổ chức đứng sau các tập đoàn như vậy cũng thuộc top đầu thế giới về tiềm lực tài chính. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thế lực giàu có bậc nhất đang chi phối ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.
1. Li Shufu – 15,6 tỷ USD
Năm 23 tuổi, Li Shufu thành lập nên Geely (1986). Khi đó, công ty này chuyên sản xuất tủ lạnh cho thị trường nội địa. Đến những năm 90, Geely bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực sản xuất xe máy và chiếc ô tô đầu tiên của hãng này ra đời vào năm 1998. Nhưng chỉ hơn một thập kỷ sau đó, Geely đã trở thành một gã khổng lồ trong lĩnh vực ô tô, không chỉ ở Trung Quốc mà trên toàn thế giới. Minh chứng cho điều này chính là việc Geely đã mua lại Volvo Cars từ Ford vào năm 2010. Ngoài thương hiệu xe hơi Thụy Điển, tập đoàn này còn đang nắm trong tay Lotus – hãng xe thể thao Anh Quốc. Bên cạnh đó, Geely còn nắm giữ cổ phần tại Volvo Group, Daimler hay ‘hổ Mã Lai’ Proton.
2. Gia đình Agnelli - 19 tỷ USD
Đế chế Agnelli bắt nguồn từ năm 1899 khi Giovanni Agnelli sáng lập nên thương hiệu Fiat tại Turin. Sau khi ông mất vào năm 1945, gia đình Agnelli không hề nắm quyền tại Fiat. Mãi đến năm 1966, cháu trai của Giovanni và Gianni mới lên nắm quyền, dù vướng phải không ít khó khăn liên quan đến tình hình chính trị trong nước. Với sự phát triển thịnh vượng, Gianni Agneelli đã mở rộng kinh doanh ra các lĩnh vực có liên quan như máy móc nông nghiệp. Sang đến đầu thế kỷ 21, Fiat đã bắt tay với GM nhưng liên minh này không kéo dài được lâu. Đến thời của cố CEO Sergio Marchionne, tình hình tại Fiat đã chuyển biến hoàn toàn. Vào năm 2008, tập đoàn xe hơi nước Ý đã mua lại Chrysler và hình thành nên FCA Group ngày nay.
3. Elon Musk – 21 tỷ USD
Trong những năm qua, cái tên Elon Musk đã được nhiều người biết đến hơn nhờ những thành công mà ông đạt được cũng như phong cách truyền thông bằng Twitter. Không chỉ là nhà đồng sáng lập nên hãng xe điện Tesla, vị tỷ phú gốc Nam Phi còn đóng góp không nhỏ vào những dự án khác. Trong đó phải kể đến X.com, tiền thân của dịch vụ thanh toán trực tuyến Paypal hay công ty hàng không vũ trụ SpaceX. Theo Forbes, tổng tài sản của Elon Musk lên tới 21 tỷ USD.
4. Stefan Quandt và Susanne Klatten – 38 tỷ USD
Gia tộc Quandt nổi lên từ sau thế chiến II khi nắm giữ một lượng lớn cổ phần tại BMW và Daimler-Benz. Herbert Quandt (1910-1982) gần như đã sát nhập được hai tập đoàn xe hơi hàng đầu nước Đức trong thập niên 60 nhưng đã bị ngăn cản bởi liên minh thương mại. Đến những năm 70, ông bán hết cổ phần tại Daimler và chỉ giữ lại cổ phần ở BMW. Sau khi Herberth mất, vợ cuả ông trở thành một trong những phụ nữ giàu nhất châu Âu lúc đó với tổng tài sản khoảng 14 tỷ USD. Và đến khi bà này mất vào năm 2015, hai người con của họ là Stefan Quandt và Susanne Klatten đã kế thừa khối tài sản kếch sù đó. Hiện tại, cặp đôi này đang nắm khoảng 43% cổ phần của BMW, đồng thời Stefan Quandt đang giữ vai trò phó chủ tịch.
5. Gia đình Porsche và Piech – 52,8 tỷ USD
Ferdinand Porsche được coi là cha đẻ của mẫu xe huyền thoại Volkswagen Beetle cũng như thương hiệu xe thể thao Porsche. Ông có hai người con, trong đó người con trai là Ferry Porsche – một nhân vật đã có những đóng góp to lớn cho hãng xe mà cha mình tạo nên. Người con gái là Louise về sau lấy Anton Piech, một luật sư và từng là quản lý tại một nhà máy sản xuất ô tô lớn tại Đức, sau này là nhà xưởng của VW ở Wolfsburg. Sự liên quan mật thiết của 2 dòng họ Porsche và Piech chính là nguồn gốc cho mối thân tình giữa VW và Porsche ngày nay. Con trai của ông bà Anton-Louise là Ferdinand Piech, người đã khai sinh ra dòng xe Quattro của Audi. Thậm chí, đích thân ông đã ngồi vào ghế CEO và cứu VW sau những biến cố đầu thập niên 1990. Theo Autocar, hai gia đình quyền lực này đang nắm giữ 30,8% cổ phần tại tập đoàn VW, bên cạnh đó là nhiều khoản đầu tư khác.
Một số nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp đã tham gia vào các hoạt động mờ ám để tăng lợi nhuận. Khi các biện pháp này được phơi bày ra công chúng, thường sẽ dẫn đến một vụ bê bối lớn. Dưới đây là những vụ bê bối lớn có ảnh hưởng rất lớn tới ngành công nghiệp ô tô thế giới.
Triển lãm thương mại quốc tế trong ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam - Automechanika Thành phố Hồ Chí Minh 2022 chính thức khai mạc sáng 29/6 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
Sau nỗ lực thâm nhập thị trường Ấn Độ bất thành, hãng xe đình đám của Mỹ là Tesla có vẻ như đang chuyển hướng sang khu vực Đông Nam Á khi đăng ký sản phẩm ở Thái Lan để phân phối chính hãng.
Sau những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid khiến nhiều hoạt động của ngành ô tô bị trì hoãn thì triển lãm công nghiệp ô tô - automechanika Hochiminh 2022 đã đánh dấu sự trở lại vào cuối tháng 6 năm nay.
Từ trước đến nay đã có sự xuất hiện nhiều công nghệ tiên phong nhưng dưới đây có lẽ là những công nghệ có ảnh hưởng nhất còn ứng dụng đến ngày nay.