Và hôm nay, chúng ta sẽ cùng điểm lại những model đầu tay của các thương hiệu xe hơi đến từ xứ sở mặt trời mọc – tiền đề cho sự phát triển của những đế chế hùng mạnh bậc nhất ở thời điểm hiện tại.
1. Mitsubishi Model A
Vào buổi sơ khai, Mitsubishi là một công ty vận chuyển và chỉ tham gia vào lĩnh vực xe hơi kể từ năm 1917 bằng sản phẩm đầu tay Model A. Đó là một chiếc xe 7 chỗ được phát triển từ nền tảng của Fiat Tipo 3 với khối động cơ 4 xi-lanh 2765cc. Cỗ máy này sản sinh công suất 35 mã lực, cho phép Model A đạt vận tốc tối đa gần 100km/h. Được biết, đã có tổng cộng 22 chiếc xe loại này được sản xuất.
2. Nissan DAT
Trước khi có tên là Nissan như ngày nay, hãng xe tới từ Nhật Bản đã trải qua không ít lần đổi tên. Ban đầu là Kwaishinsha Motorcar Works vào năm 1911 trước khi chuyển thành DAT Motorcar Co vào năm 1925. Đến năm 1934, cái tên Nissan mới chính thức được lựa chọn. Dù vậy, ‘ông tổ’ của những chiếc Nissan hiện đại đã ra đời từ năm 1914 với tên gọi DAT. Mang trên mình động cơ 2 xi-lanh mạnh khoảng 10 mã lực, DAT có thể đạt tới vận tốc tối đa 32km/h.
3. Toyota AA
Mãi tới năm 1936, Toyota mới trình làng chiếc xe đầu tay của mình là AA, sử dụng động cơ 6 xi-lanh 3,4 lít. Cùng với phiên bản cabriolet (AB), sản phẩm này đã đặt nền móng cho Toyoda Automatic Loom Works – tiền thân của đế chế Toyota ngày nay. Ở thời điểm hiện tại, Toyota, VW và Nissan-Renault-Mitsubishi đang là ba tập đoàn đứng đầu thế giới về sản lượng xe hàng năm.
4. Suzuki Suzulight
Xuất thân là một hãng xe máy nhưng đến năm 1955, Suzuki đã bước chân vào lĩnh vực ô tô bằng model Suzulight SF Series – sản phẩm mở ra kỷ nguyên của những chiếc kei-car. Trong đó, SF là từ viết tắt của ‘Suzuki Four-wheel car’ (tạm dịch là chiếc xe 4 bánh của Suzuki). Model này được sản xuất với ba cấu hình: sedan 2 cửa, van và bán tải.
5. Mazda R360
Đến năm 1960, một thương hiệu khác của Nhật Bản là Mazda cũng đã điền tên mình lên bản đồ ngành công nghiệp xe hơi thế giới bằng model R360. Khác với Suzulight của Suzuki, chiếc xe của Mazda chỉ có một kiểu dáng duy nhất là coupe. R360 được trang bị khối động cơ V-twin 356cc cho công suất chỉ 16 mã lực nhưng cũng đủ để giúp chiếc xe nhỏ bé này đạt tới vận tốc 84km/h.
6. Honda S360
Giống như Suzuki, Honda cũng xuất thân là một nhà sản xuất xe máy và chỉ nhảy sang lĩnh vực ô tô kể từ năm 1963 với mẫu xe thể thao S360 (1962). Tuy nhiên, chiếc xe này không lên dây chuyền, thay vào đó T360 mới là model sản xuất số lượng lớn đầu tiên của Honda. Khi đó, mẫu xe tải cỡ nhỏ này được trang bị động cơ i4 356cc mạnh 30 mã lực, đi kèm với hộp số sàn 4 cấp. Trong khi đó, mẫu xe dân dụng đầu tay của Honda là S500 cũng ra mắt chỉ hai tháng sau khi T360 lên kệ, mang hình hài của một chiếc roadster kei-car.
7. Kia Brisa
Kia được thành lập vào năm 1944 với tên gọi nguyên thủy là Kyungsung Precision Industry. Năm 1957, công ty này bắt đầu sản xuất những chiếc xe hai bánh của Honda và sau đó là xe tải của Mazda (1962) dưới dạng cấp phép. Đến năm 1974, Kia mới cho ra chiếc xe dân dụng đầu tiên của hãng này mang tên Brisa. Dù vậy, đây vẫn là một model được sản xuất với giấy phép của Mazda. Được biết, chiếc xe này sở hữu động cơ cỡ nhỏ với dung tích chỉ 1,0 lít mạnh hơn 60 mã lực.
8. Hyundai Pony
Nếu như một số thương hiệu được đề cập ở trên chuyển sang sản xuất xe hơi với những kinh nghiệm đối với xe máy thì Hyundai lại có xuất thân là một công ty xây dựng. Đến năm 1967 (20 năm sau khi thành lập), Hyundai bắt đầu sản xuất một số model dưới dạng cấp phép tương tự như Kia nhưng là của Ford. Và chỉ 8 năm sau đó, hãng này đã trình làng chiếc xe đầu tay tự phát triển mang tên Pony – một mẫu sedan (nhìn như hatchback) sử dụng động cơ của Mitsubishi. Với sự đơn giản, chắc chắn cùng mức giá phải chăng, Hyundai Pony đã đánh trúng thị hiếu của số đông người tiêu dùng khi đó.
9. Acura Legend
Tuy đi sau trong lĩnh vực xe hơi nhưng Honda lại cho thấy tư duy tiến bộ hơn hai đối thủ lớn nhất của mình là Toyota và Nissan khi lập nên thương hiệu xe sang Acura vào năm 1986. Và mẫu xe cao cấp đầu tiên của Acura được đặt tên là Legend với đích đến là Bắc Mỹ và một số khu vực của Trung Quốc. Legend được sản xuất trong vòng 11 năm với hai phiên bản: sedan cỡ lớn và coupe cỡ trung trước khi được đổi tên thành 3.5RL vào năm 1996.
10. Lexus LS400
Với cú hích từ sự ra đời của thương hiệu Acura và model Legend, Toyota cũng nhanh chóng gia nhập cuộc đua trong phân khúc xe cao cấp với Lexus và tân binh LS400. Dù không mang tới sự phấn khích sau vô-lăng nhưng với độ tin cậy cao, nhiều trang bị đáng chú ý cùng những ‘phẩm chất phi thường’, LS400 được coi là sự thay thế hoàn hảo dành cho những model của các tên tuổi như Cadillac, Jaguar hay Mercedes-Benz.
11. Infiniti Q45
‘Bộ ba nguyên tử’ của người Nhật được hình thành khi Nissan lập nên thương hiệu xe sang của riêng mình cũng trong năm 1989 và trình làng model cao cấp đầu tay Infiniti Q45. Trái tim của chiếc sedan này là động cơ V8 4,5 lít mạnh 280 mã lực. Nhưng dù được chăm chút kỹ lưỡng với không ít trang bị cao cấp, doanh số của Q45 là khá bết chứ không thành công như Lexus LS400 hay Acura Legend. Một nguyên nhân của thất bại này được cho là bắt nguồn từ chiến dịch quảng cáo không hiệu quả.
Theo đó, hãng Bridgestone sẽ sớm bán ra thị trường trong nước những dòng lốp “xanh” có công nghệ Enliten giúp giảm lực cản lăn và tiết kiệm năng lượng nhiều hơn.
Nissan GT-R50 by Italdesign là một sản phẩm đặc biệt đánh dấu cột mốc kỷ niệm 50 năm thương hiệu GT-R, đây là sự kết hợp giữa Nissan và công ty thiết kế Italdesign. Mẫu xe là phiên bản coachbuild được lấy ý tưởng từ chiếc GT-R NISMO và được sản xuất giới hạn 19 chiếc toàn cầu.
Toyota vừa tuyên bố một nền tảng hoàn toàn mới dành riêng cho xe iện sẽ ra mắt vào khoảng năm 2026, tuy nhiên xe hybrid và xe dùng nhiên hydro vẫn tiếp tục phát triển.
Sau khi ra mắt tại VMS 2022, phiên bản mới của Subaru Forester đã có mặt tại đại lý với nhiều nâng cấp mới cùng mức giá bán gần 1.1 tỷ đồng.
Toyota Prius được ra mắt lần đầu tiên vào tháng 11 năm ngoái và mẫu đã được bán ra tại Nhật Bản với biến thể hybrid. Dự kiến tháng 3 năm nay mẫu xe sẽ có thêm phiên bản plug-in hybrid.