Được ra mắt vào năm 2015 và bán ra dưới hai đời xe 2015, 2016, phiên bản đặc biệt Le Mans của McLaren 650S là mẫu xe đánh dấu 20 năm ngày thương hiệu siêu xe Anh quốc chạm tới đỉnh vinh quang tại “24 Hours of Le Mans” năm 1995. Năm đó, 5 chiếc McLaren F1 GTR đã thống trị cuộc đua sức bền kéo dài 24 giờ đồng hồ và cán đích ở các vị trí đầu tiên, thứ 3, thứ 4, thứ 5 và 13.
Phiên bản đặc biệt này được phát triển bởi bộ phận cá nhân hóa MSO của McLaren. Xe được sản xuất tổng cộng 50 chiếc với phối màu được lấy dựa trên chiếc McLaren F1 GTR cán đích ở vị trí đầu tiên ở cuộc đua năm 1995. Theo đó, xe sẽ được sơn màu xám gọi là Sarthe Grey, kết hợp cùng một số các chi tiết nâng cấp để tạo sự khác biệt so với những chiếc 650S thông thường.
Tuy vậy, chiếc McLaren 650S Le Mans trong bài này lại là một chiếc xe độc nhất khi nó được xuất xưởng với màu sơn Solar Yellow thay vì màu xám như những chiếc xe còn lại. Ngoài màu sơn, chiếc McLaren 650S Le Mans này không có gì khác biệt so với 49 chiếc xe còn lại thuộc phiên bản đặc biệt này.
Bên ngoài, phiên bản này nổi bật với hốc hút gió làm bằng sợi carbon đặt trên nóc xe. Hốc gió này nằm ẩn một phần vào bên trong khoang lái. Nhìn từ bên trong, người lái sẽ thấy được ống hút gió bằng sợi carbon chạy dọc trên nóc xe, bên ngoài nó được sơn đồng màu thân xe.
Điểm nổi bật thứ hai là bộ mâm năm chấu cỡ lớn với thiết kế 5 chấu cổ điển, được làm bằng nhôm, sơn màu xám. Bộ mâm xe này có thiết kế tương tự bộ mâm mà chiếc McLaren F1 GTR đã sử dụng. McLaren cũng khắc thêm chữ “Le Mans” lên trên bề mặt bộ mâm. Cùm phanh bên trong cũng được sơn màu vàng thay vì màu cam như các phiên bản khác.
Khác biệt với những chiếc McLaren 650S thông thường, phiên bản “Le Mans”’ của 650S có được bộ khuếch tán gió trước và sau được làm bằng sợi carbon, logo “Le Mans’ đặt hai bên hông xe. Ốp hông cùng chân gương cũng được làm bằng loại vật liệu nhẹ tương tự. Trên vòm bánh xe, phiên bản này có thêm các hốc gió giúp giảm áp suất không khí bên trong vòm bánh xe.
Bên trong, khoang lái được bọc da kết hợp cùng da lộn và chỉ khâu tương phản màu đen. Sợi carbon cũng được sử dụng để trang trí một số chi tiết như bảng điều khiển trung tâm, ốp đồng hồ cũng như vô-lăng của xe. McLaren gắn cho phiên bản này hai logo đánh dấu phiên bản đặc biệt ở bệ cửa, kèm theo thảm sàn có logo “Le Mans”. Chiếc 650S này được trang bị ghế ngồi thể thao tiêu chuẩn cùng hệ thống âm thanh Meridian.
Giống các phiên bản khác của dòng xe thể thao McLaren 650S, phiên bản Le Mans vẫn được trang bị động cơ V8 tăng áp kép, dung tích 3.8 lít quen thuộc. Động cơ này tạo cho xe sức mạnh 641 mã lực và mô-men xoắn 678 Nm.
Sức mạnh này được truyền đến bánh sau thông qua hộp số ly hợp kép 7 cấp, nhờ đó, McLaren 650S Le Mans có thể tăng tốc lên 100 km/h từ vị trí đứng yên trong 3,3 giây và tốc độ tối đa đạt 333 km/h.
Hiện tại, chiếc McLaren 650S Le Mans độc nhất thế giưới này đang được rao bán với giá 317.000 USD và nó chỉ mới chạy “lướt” gần 1 vạn km.
Mặc dù chỉ sử dụng động cơ 4 máy nhưng thông số của phiên bản Mercedes-Benz GLC cao nhất lại có hiệu suất mạnh hơn cả siêu xe Lamborghini Urus.
Những ngày qua cộng đồng mạng liên tục bất ngờ trước những tình tiết về chủ một showroom siêu xe có tiếng bị bắt về để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có liên quan tới siêu xe McLaren 650S của một hot girl 9x.
Chiếc siêu xe Lamborghini Aventador từng thuộc sở hữu của một bóng hồng hiếm hoi trong giới siêu xe được cho là có liên quan đến một người buôn siêu xe nổi tiếng vừa được Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM tạm giữ.
Cách đây khá lâu, một chiếc Lamborghini Aventador với ngoại thất độc đáo bất ngờ mất tích khỏi thị trường Việt Nam và nguyên nhân của sự việc này vừa được chủ nhân hé lộ sau gần 3 năm.
Thực tế, khi tiếp nhận dòng điện có điện áp cao hơn, tính chất hóa học cũng như vật lý của pin lâu ngày cũng sẽ bị ảnh hưởng. Điều này đồng nghĩa với việc sạc nhanh hơn sẽ ít nhiều làm tăng tốc độ suy giảm dung lượng pin.