Cấu tạo của phanh xe gồm khoảng 40 bộ phận, những chi tiết này liên kết và hoạt động bổ trợ cho nhau. Mỗi khi đạp phanh, lực sẽ được truyền từ bàn chân xuống cơ cấu phanh thông qua áp suất chất lỏng được dẫn đi qua hệ thống ống thủy lực.
Để tăng cường lực phanh lên mức cần thiết cho việc dừng xe, hệ thống phanh đã sử dụng 2 cơ cấu trợ lực là: đòn bẩy và thủy lực. Tiếp theo, lực phanh sẽ được truyền tới bánh xe dưới dạng lực ma sát. Đồng thời, bánh xe cũng sẽ truyền lực đó xuống tới mặt đường dưới dạng ma sát giúp xe dừng lại.
Ngoài việc hao mòn thông thường, má phanh có thể trở nên lỏng lẻo, nứt hoặc vỡ và bộ phận quay rotor có thể bị cong từ sức nóng, cũng như áp lực liên tục từ việc phanh.
Mỗi tay lái nên kiểm tra phanh thường xuyên và phải xem việc đó là một phần không thể thiếu trong việc bảo trì xe.
Hãng ô tô Nhật Bản vừa đưa ra thông báo triệu hồi xe Toyota Corolla Cross Hybrid để khắc phục lỗi liên quan đến vấn đề mất trợ lực phanh.
Liên quan tới đến chức năng của bộ tăng áp phanh mà BMW vừa phát lệnh triệu hồi 1,5 triệu xe trên toàn cầu do lỗi nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến an toàn.
TC Motor vừa triển khai đợt triệu hồi dòng xe Hyundai Santa Fe đời 2017-2018 vì sự cố có liên quan tới hệ thống phanh ABS.
VinFast phát đi thông báo triệu hồi hơn 2.700 xe VF 8 sản xuất tại Việt Nam giai đoạn tháng 9/2022-2/2023 liên quan đến lỗi có thể xảy ra ở hệ thống phanh phía trước.
Khi tham gia giao thông, độ an toàn khi lái xe của bạn có được đảm bảo hay không phần lớn là phụ thuộc vào phanh xe của bạn. Đây là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng đối với bất kỳ chiếc xe nào.