Ở thời điểm hiện tại, ô tô có thể đi đến mọi nơi, thậm chí có thể đi vòng quanh thế giới một cách dễ dàng. Thế nhưng, tại thời điểm cuối Thế kỷ 19, việc di chuyển hàng trăm km vẫn là điều “quá sức” với phương tiện này. Những chiếc ô tô không dùng để chạy được những chuyến đi quá dài. Muốn đi xa, người ta chủ yếu vẫn dùng ngựa.
Mọi sự thay đổi, cải tiến để nâng cao quãng đường di chuyển của ô tô sau đó được cho là từ khi vợ của nhà sáng lập hãng Mercedes-Benz Karl Benz tự thực hiện một cuộc hành trình vài trăm cây số để chứng minh rằng, ô tô hoàn toàn có thể đi được đường dài. Đó thực sự là bước ngoặt để ngành ô tô phát triên sau này.
Hãy cùng nhìn lại câu chuyện thú vị của của bà Bertha Benz và chuyến đi đường dài đầu tiên này:
Bertha Benz là ai?
Ngành công nghiệp ô tô đã trải qua một chặng đường dài 120 năm kể từ khi Karl Benz, người sáng lập Mercedes-Benz tạo ra những chiếc xe chạy bằng động cơ xăng đầu tiên.
Cùng với chồng, Karl Benz, bà Bertha Benz là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử xe hơi. Họ đã cùng nhau đứng tên trong bằng sáng chế tạo ra chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới chạy bằng động cơ xăng vào năm 1886.
Họ đã chế tạo được hai chiếc ô tô chạy xăng đầu tiên với động cơ có công suất dao động từ 1,5 đến 3 BHP (mã lực phanh).
Vào tháng 8 năm 1888, Bertha nổi tiếng cả nước Đức khi bà cùng hai con trai có chuyến du lịch bằng chính một trong những phương tiện gia đình của họ, chiếc Model III. Bertha bắt đầu chuyến đi từ Mannheim đến Pforzheim dài hơn 100 dặm (hơn 160 km).
Chỉ vài ngày sau, Bertha trở về nhà cùng hai con trai một cách an toàn. Và đây được coi là chuyến đi đường dài đầu tiên của một chiếc ô tô. Tuy nhiên, thành công của nó đối với thế giới còn lớn hơn nhiều. Chính chuyến đi này cũng đưa tên tuổi của Bertha Benz nổi như cồn và được coi là người phụ nữ có ảnh hưởng nhất đến lịch sử ngành công nghiệp ô tô.
Giấu chồng, tự lái xe để kiểm chứng chất lượng ô tô
Karl Benz là một kỹ sư tuyệt vời, nhưng ông đã phải vật lộn giữa chất lượng chiếc xe với “cơm áo gạo tiền” để tạo nên thành công cho mình. Thật may mắn, bà Bertha vợ ông luôn đứng phía sau và động viên Karl rằng, ông đang đi trên con đường đúng đắn và những sản phẩm của ông là tuyệt vời.
Bà hiểu những phát minh và cải tiến của chồng mình có ý nghĩa như thế nào đối với thế giới. Thế nhưng, để thương mại hoá được sản phẩm, khách hàng cần phải được kiểm chứng.
Và Bertha đã không ngại ngần tự đứng ra thực hiện một chuyến đi dài chưa từng có để chứng minh chiếc ô tô chạy xăng hoàn toàn có thể “chiến thắng” được những cỗ xe ngựa vào thời điểm đó.
Bertha quyết định đến nơi bà được sinh ra - Pforzheim, nhưng không cho ông Karl biết bất cứ điều gì. Bà chỉ để lại cho chồng một mảnh giấy nhắn rằng 3 mẹ con đã đi về quê ngoại. Tuy nhiên, Bertha lại không thông báo cho Karl biết rằng bà đang lấy một trong những chiếc xe của ông để di chuyển.
Karl chỉ nhận ra Bertha đã lấy một chiếc ô tô để đi khi phát hiện một chiếc bị biến mất trong nhà máy của mình.
Một hành trình khó khăn đã thay đổi thế giới
Đó thực sự là một hành trình khó khăn đối với 3 mẹ con bà Bertha, không chỉ là bà quên đường đến Pforzheim mà còn là việc bà gặp khó khăn để khởi động chiếc xe.
Thế nhưng, đó không phải là chuyện “bi hài” nhất trong chuyến đi. Khi đang trên đường, bà thấy bình xăng của chiếc xe đã gần như cạn kiệt. Vì vậy, 3 mẹ con phải dừng lại ở một tiệm bán hoá chất bên đường để nạp thêm nhiên liệu. Tiệm hoá chất này vẫn tồn tại cho đến ngày nay và được coi là trạm xăng đầu tiên trên thế giới.
Ngoài ra, Bertha cũng gặp vấn đề trong việc giữ mát cho động cơ. Mỗi khi có cơ hội, ba mẹ con lại tìm nước để dội vào động cơ để làm mát. Là người có kinh nghiệm, bà biết rằng nếu không được làm mát, chiếc xe có thể sẽ “nằm đường”.
Chiếc xe này có động cơ khá yếu. Nó yếu đến nỗi, mỗi lần lên dốc, các con trai của Bertha xuống để đẩy. Việc xuống dốc cũng không dễ dàng khi phanh đã bị mòn đáng kể. Trên hành trình trở về, Bertha dừng lại để nhờ một người thợ giày da lót thêm một lớp đệm lót bằng da cho phanh xe. Người này cũng được coi là người đầu tiên chế tạo ra má phanh.
Cuối cùng, họ cũng trở về nhà an toàn, điều này khiến Karl Benz vô cùng thích thú.
Bertha và các con trai của bà đã chứng minh cho Karl thấy rằng phát minh của ông là một thành công. Nhưng quan trọng hơn, bà đã chứng minh điều đó cho các nhà phê bình và cả thế giới rằng, ngành công nghiệp ô tô sẽ sớm phát triển và đây là phương tiện chính để di chuyển cho những chuyến đi dài trong tương lai.
Từ ngày 15/8/2023, biển số ô tô, xe máy sẽ được cấp và quản lý theo mã định danh của chủ xe. Vì vậy, nhiều người băn khoăn không biết nếu đang sở hữu nhiều biển số thì sẽ như thế nào?
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
Hơn 150 nghìn biển số ở 63 tỉnh, thành phố đã được cục CSGT phê duyệt, và được đăng tải công khai trên cổng thông tin đấu giá trực tuyến.
Sau loạt sản phẩm bị ngừng bán, chỉ còn 3 mẫu xe máy nhỏ đang được các đại lý Suzuki Việt Nam phân phối trên thị trường.
Hầu hết những mẫu xe góp mặt trong danh sách 10 ô tô bán chậm nhất Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 là các dòng xe của các thương hiệu ô tô Nhật Bản. Có hãng chỉ bán được 14 xe.