Sáng nay 16-8, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật chủ trì cuộc họp xử lý những bất cập tại trạm thu phí Cai Lậy thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình Quốc lộ 1 (QL1) đoạn tránh thị xã Cai Lậy theo hình thức BOT.
Tại cuộc họp, trên cơ sở rà soát việc thu giá dịch vụ và kiến nghị của đại diện UBND tỉnh Tiền Giang, Bộ GTVT và UBND tỉnh Tiền Giang, nhà đầu tư dự án đã thống nhất giảm giá dịch vụ cho tất cả phương tiện qua trạm.
Cụ thể, loại 1 (xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng): Từ 35.000 đồng/lượt giảm còn 25.000 đồng/lượt; Loại 2 (xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn): Từ 50.000 đồng/lượt giảm còn 35.000 đồng/lượt; Loại 3 (xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn: Từ 60.000 đồng/lượt giảm còn 40.000 đồng/lượt; Loại 4 (xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container 20 fit): Từ 100.000 đồng/lượt giảm còn 70.000 đồng/lượt; Loại 5 (xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40 fit): Từ 180.000 đồng/lượt giảm còn 140.000 đồng/lượt; Vé tháng và vé quý thực hiện theo quy định trên cơ sở vé lượt này. Thời gian áp dụng từ ngày 21-8-2017.
Đồng thời, Bộ GTVT và UBND tỉnh Tiền Giang, nhà đầu tư dự án cũng thống nhất giảm tối đa (100%) giá dịch vụ cho các phương tiện loại 1 và loại 2 của chủ sở hữu có hộ hộ khẩu thường trú (không kinh doanh vận tải) tại các xã: Phú Nhuận, Mỹ Thành Nam, Bình Phú và Phú An thuộc huyện Cai Lậy; Giảm 50% giá dịch vụ cho các phương tiện còn lại tại 4 xã trên và xe buýt hoạt động nội tỉnh Tiền Giang. Thời gian áp dụng trước ngày 10-9-2017.
Về công tác tổ chức thực hiện, UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh, các huyện và xã có liên quan phối hợp với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thống kê cụ thể các phương tiện trong khu vực được giảm giá dịch vụ theo nội dung trên trước ngày 25-8-2017; Đồng thời, UBND tỉnh Tiền Giang chỉ đạo lực lượng chức năng đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, không để xảy ra ùn tắc giao thông khu vực trạm thu giá dịch vụ, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư dự án xây dựng phương án thu giá dịch vụ để đảm bảo các phương tiện qua trạm thuận lợi, tránh ùn tắc, đồng thời làm việc với tổ chức tín dụng, nhà tài trợ vốn cho dự án để được gia hạn thời hạn vay.
Theo Người Lao Động
Điểm nóng BOT Cai Lậy bị ùn ứ nghiêm trọng, phải xả trạm ba lần khi vừa mở thu phí lại. Cùng CafeAuto điểm lại những sự kiện đáng chú ý qua Infographic dưới đây.
Nếu di dời trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang) thì Nhà nước phải mua lại dự án của nhà đầu tư, nhưng ngân sách hạn hẹp, không có tiền làm việc này.
“Nếu thu phí trong 12 năm thì mức phí sẽ thấp hơn so với thu phí trong 6 năm. Nên khi giảm phí thì phải chấp nhận tăng thời gian thu, để đảm bảo phương án tài chính cho nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng. Đây là điều tất yếu phải đánh đổi giữa mức phí và thời gian thu”.
"Đối với các dự án BOT đường bộ, Việt Nam chủ yếu chỉ định nhà đầu tư. Tuy nhiên, cách làm lại tạo ra những lỗ hổng và nguy cơ để chủ đầu tư hoàn toàn rút tiền ra khỏi dự án một cách dễ dàng", ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nói.
Dư luận xôn xao khi nhắc tới tới trạm thu phí Cai Lậy - Tiền Giang. Dùng tiền lẻ, tiền xu trả phí, người dân đã khiến trạm BOT này không ít lần “thất thủ” và “thất thu”. Vậy hợp đồng BOT giữa Bộ Giao thông Vận tải và nhà đầu tư có gì, đến nỗi khi vừa hoạt động, trạm đã “gây bão” đến vậy?