Bộ GTVT cho biết như vậy trong văn bản trả lời Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM về trạm thu phí BOT Cai Lậy. Bộ GTVT nói rõ, nếu mở rộng QL1 qua khu đông dân cư thì tốc độ khai thác chỉ được 60km/h, còn tuyến tránh có tốc độ 80km/h.
Hơn nữa, nếu chỉ mở rộng QL1 qua thị xã Cai Lậy, tất cả xe cộ đi trên QL1 sẽ phải mất phí, tổng chi phí người dân phải trả lớn hơn. Vì vậy, chỉ còn phương án đầu tư tuyến tránh và phương án đầu tư tuyến tránh kết hợp cải tạo mặt đường QL1, đặt trạm thu phí trên QL 1.
Trong đó, phương án đặt trạm thu phí trên QL1 sẽ đảm bảo thời gian hoàn vốn và hiệu quả tài chính dự án; mặt QL1 được cải tạo, tăng cường; giảm ùn tắc, tai nạn giao thông trên QL 1 qua thị xã Cai Lậy do lượng xe được phân bổ cho cả tuyến tránh và QL1.
Vì vậy, tỉnh Tiền Giang đã thống nhất bằng văn bản về phương án đặt trạm thu phí trên QL 1 khi thực hiện dự án cải tạo, tăng cường mặt đường 26,4km QL 1 qua Tiền Giang với tổng mức đầu tư 1.398 tỉ đồng.
Nhà đầu tư đặt trạm thu phí BOT Cai Lậy đã thực hiện theo phương án này.
Trước những phản ứng của người dân, Bộ GTVT cho biết việc giảm giá dịch vụ nói chung và miễn giảm giá dịch vụ cho người dân lân cận trạm thu phí đang được Bộ làm việc với chủ đầu tư và đề xuất từ địa phương.
Về kiến nghị di dời trạm thu phí BOT Cai Lậy, Bộ GTVT cho rằng nếu di dời trạm thì Nhà nước phải mua lại dự án của nhà đầu tư, nhưng hiện nay ngân sách nhà nước hạn hẹp, không có tiền làm việc này.
Theo Vietnamnet
Điểm nóng BOT Cai Lậy bị ùn ứ nghiêm trọng, phải xả trạm ba lần khi vừa mở thu phí lại. Cùng CafeAuto điểm lại những sự kiện đáng chú ý qua Infographic dưới đây.
“Nếu thu phí trong 12 năm thì mức phí sẽ thấp hơn so với thu phí trong 6 năm. Nên khi giảm phí thì phải chấp nhận tăng thời gian thu, để đảm bảo phương án tài chính cho nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng. Đây là điều tất yếu phải đánh đổi giữa mức phí và thời gian thu”.
"Đối với các dự án BOT đường bộ, Việt Nam chủ yếu chỉ định nhà đầu tư. Tuy nhiên, cách làm lại tạo ra những lỗ hổng và nguy cơ để chủ đầu tư hoàn toàn rút tiền ra khỏi dự án một cách dễ dàng", ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nói.
Sáng 16-8, Bộ GTVT, UBND tỉnh Tiền Giang và nhà đầu tư thống nhất giảm giá vé cho tất cả các phương tiện qua trạm thu phí Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Dư luận xôn xao khi nhắc tới tới trạm thu phí Cai Lậy - Tiền Giang. Dùng tiền lẻ, tiền xu trả phí, người dân đã khiến trạm BOT này không ít lần “thất thủ” và “thất thu”. Vậy hợp đồng BOT giữa Bộ Giao thông Vận tải và nhà đầu tư có gì, đến nỗi khi vừa hoạt động, trạm đã “gây bão” đến vậy?