Hiện nay, việc độ một chiếc ôtô đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Các hãng độ danh tiếng hay các garage nhỏ đều có sẵn những gói nâng cấp toàn diện. Việc của chủ xe chỉ là giao xe, chờ đợi và thanh toán. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể chi trả cho một gói độ hay chỉ đơn giản là họ không thích một vài tinh chỉnh trong gói độ cho chiếc xe của mình. Dưới đây là danh sách những kiểu độ xe từ những chi tiết ở ngoại thất cho đến động cơ. Ảnh: Motoring Research.
Đổi màu bằng decal hoặc dán tem: việc đổi màu xe hiện nay không cần phải sơn lại toàn bộ chiếc xe. Thay vào đó, bạn chỉ cần đưa xe đến workshop và lựa chọn màu yêu thích trong các màu của decal. Nếu muốn tiếp tục đổi màu, chỉ cần bóc lớp decal cũ và dán decal màu mới lên. Việc đổi màu và dán thêm tem cho xe không được xếp vào độ xe nhưng có thể xem đây là bước ''nhập môn'' cho quá trình độ xe về sau. Quá trình này có thể tiêu tốn từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng, tùy thuộc vào loại decal, loại tem cũng như mức độ phức tạp. Ảnh: Trần Khánh Hòa.
Vành và lốp: đây là bộ phận thường được độ đầu tiên đối với bất kỳ ai muốn bước chân vào con đường xe độ. Cách độ cơ bản nhất là tăng kích thước bộ vành bằng các bộ vành lớn hơn nhưng cùng hãng. Nếu chịu chi, chủ xe có thể tậu một bộ vành ngoại cỡ với kiểu chấu thể thao hơn. Tuy nhiên, bộ vành lớn bất thường phải đi kèm với bộ lốp mới có cùng thông số kích thước. Việc thay vành lớn hơn có thể ảnh hưởng đôi chút đến vận hành của xe nếu chủ xe không cân nhắc kỹ càng. Ảnh: TNTBros.
Phanh: tiếp theo bộ vành chính là kẹp phanh ở trong. Ngoài việc cho hiệu suất phanh tốt hơn, một bộ kẹp phanh màu sặc sỡ đi kèm đĩa phanh to bản sẽ là điểm nhấn mỗi khi xe lăn bánh. Nếu bạn không muốn tốn quá nhiều tiền cho phanh độ, bạn có thể sơn kẹp phanh khác màu để tăng độ nổi bật cho xe. Một sự kết hợp thường thấy ở những người độ xe là xe màu trắng, vành đa chấu đen và kẹp phanh đỏ. Ảnh: Vivid Racing.
Hệ thống treo: chỉ những người thực sự quan tâm đến hiệu năng của xe mới có ý định thay đổi hệ thống treo. Nếu muốn chiếc xe vận hành theo hướng thể thao, chủ xe cần trang bị cho xe hệ thống treo cứng hơn. Độ cứng của hệ thống treo sẽ tỷ lệ thuận với độ bám đường và cảm giác lái khi chạy tốc độ cao, nhưng lại tỷ lệ nghịch với sự êm ái. Ngược lại, những mẫu SUV hay bán tải thường được độ lại hệ thống treo mềm với hành trình dài, phục vụ nhu cầu vượt địa hình, điều này sẽ khiến xe trở nên bồng bềnh và giảm cảm giác lái. Đa số các hãng sản xuất hệ thống treo độ đều có khoảng điều chỉnh riêng cho mỗi xe, để thỏa mãn khách hàng ở cả hiệu năng và sự thoải mái. Ảnh: Tjm.
Trang bị bodykit: độ bodykit có thể hiểu nôm na là độ lại các chi tiết thuộc về dàn thân vỏ của xe như cản trước, cản sau, vòm bánh xe hay cánh gió. Vài năm gần đây, phong trào độ bodykit đang thịnh hành là độ thân rộng (wide-body). Các vật liệu thường sử dụng nhất cho bộ kit wide-body là nhựa PP hoặc cao cấp hơn là sợi carbon. Thông thường, bộ kit độ sẽ thay thế hẳn bộ kit nguyên bản hoặc ốp chồng lên và được kết nối bằng ốc vít hoặc keo. Phong trào này đang phát triển ở Việt Nam vì dễ thực hiện, từ ôtô bình dân đến siêu xe đều có thể áp dụng. Ảnh: Dương Vũ Mạnh.
''Flash'' ECU: Đây là gói độ cho những người đã "chơi sâu", khi ấy các gói độ mang tính thay đổi ngoại hình là chưa đủ. ECU là bộ điều khiển trung tâm của xe, giúp kiểm soát lượng nhiên liệu và mức độ đánh lửa của động cơ đốt trong. Nếu trước đây, những thợ độ động cơ truyền thống sẽ can thiệp trực tiếp vào động cơ để thay đổi mã lực và mô-men xoắn thì hiện nay, người thợ chỉ cần kết nối máy tính với ECU và chỉnh thông số. Flash ECU là quá trình cập nhật phần mềm chạy trên ECU, cho phép bạn thay đổi cài đặt khác nhau trong ECU và cải thiện đáng kể hiệu suất của động cơ. Nếu muốn cải thiện thêm hiệu suất, chủ xe có thể thay đường nạp gió, lọc gió hiệu năng cao và hệ thống ống xả (stage 1) trước khi flash ECU. Quá trình can thiệp vào phần mềm cần những người thợ độ cực kỳ kinh nghiệm và chủ nhân cũng cần rất hiểu chiếc xe để biết mình muốn gì sau khi can thiệp vào ECU. Ảnh: Agency Power.
Độ ''stage 2'': để đến stage 2, chiếc xe bắt buộc phải có các món đồ ở stage 1. Bước này sẽ can thiệp đến động cơ, bắt đầu với thay bộ tăng áp, thay kim phun lớn, thay hệ thống làm mát khí nạp lớn hơn. Trên các xe động cơ hút khí tự nhiên, stage 2 có thể gắn thêm bộ tăng áp hoặc bộ siêu nạp để tăng công suất. Đến đây, xe phải được flash lại ECU theo stage 2. Một chiếc xe độ tới mức "stage 2" thường là sẽ thay đổi gần như hoàn toàn so với bản tiêu chuẩn, từ mâm xe, bánh xe, hệ thống treo, tới can thiệp sâu vào động cơ và phần mềm điều khiển, tương ứng với tiền độ xe có khi cao hơn gấp nhiều lần giá trị ban đầu của chiếc xe. Ảnh: mcchip-dkr.
(Theo Zing)
Trợ lực tay lái là món đồ cần thiết cho bất cứ ai khi chơi phân khối lớn. Một cây trợ lực tốt có thể hỗ trợ anh em lái mới kiểm soát tay lái tốt hơn và cũng có thể giúp anh em đã có kinh nghiệm yên tâm hơn khi di chuyển ở tốc độ cao.
Đoàn xe Jeep này gồm 10 chiếc gồm cả SUV và bán tải đã thực hiện hành trình caravan ngắn nhằm thể hiện khả năng off-road thông qua nhiều cung địa hình khác nhau.
Bên cạnh những sản phẩm như ô tô hay xe buýt chạy điện, tâm điểm của sự kiện VinFast vừa diễn ra tại Hà Nội là mẫu xe đạp trợ lực điện.
Các phụ kiện dành cho xe máy dưới đây đang rất hot và được nhiều anh em lựa chọn cho chiếc xe máy yêu quý của mình.
Một số thông số như chiều cao gầm, công nghệ đi kèm của Mitsubishi XFC vừa được tiếc lộ sau khi được hãng xác nhận thời gian ra mắt.