Khám Phá, - 25/02/2020 03:00 PM
Động cơ luôn được coi là trái tim của những chiếc xe. Trái tim khỏe thì cả bộ máy mới có thể hoạt động mạnh mẽ, hiệu quả.

Để tối ưu hiệu năng hoạt động của ô tô, các nhà sản xuất tất nhiên là sẽ nghĩ tới động cơ đầu tiên. Ngoài các giải pháp kỹ thuật được tích hợp, người ta còn xây dựng động cơ theo những kiến trúc, nguyên lý khác nhau. Từ đó, rất nhiều loại động cơ đã ra đời với những ưu, nhược điểm riêng. Thế nhưng, không phải loại động cơ nào cũng trở nên phổ biến trên xe hơi và được biết đến rộng rãi.

1. Động cơ 1 xi-lanh

Hiện nay, động cơ 1 xi-lanh chủ yếu được trang bị cho các dòng mô-tô phân khối nhỏ. Nhưng đã từng có thời điểm cỗ máy này xuất hiện trên ô tô. Đó là vào cuối thế kỷ 19 khi ô tô chính thức ra đời. Benz Patent Motorwagen được ghi nhận là chiếc ô tô đầu tiên trong lịch, sử dụng động cơ 1 xi-lanh dung tích 1 lít. Dễ sản xuất và vận hành nhưng có công suất khiêm tốn, loại máy này nhanh chóng nở rộ trên cho các dòng xe kinh tế. Ngày nay, máy xi-lanh đơn đang đứng trước cơ hội bùng nổ với vai trò là hệ thống gia tăng phạm vi trên các dòng xe điện hóa.

2. Động cơ V-Twin

Tương tự như xi-lanh đơn, động cơ V-Twin thường được biết đến nhiều hơn trên các dòng xe hai bánh. Giống như bao loại động cơ có nguồn gốc mô-tô khác, V-Twin có ưu điểm nổi bật là kích thước nhỏ gọn và nhẹ ký. Mẫu ô tô đầu tiên sử dụng cỗ máy này là Stahlradwagen (1889) của kỹ sư lừng danh Gottlieb Daimler. Nhưng phải đến những năm 1920, nó mới thực sự được ưa chuộng khi được GN hay Morgan trang bị cho những dòng xe thể thao của mình. Ở thời điểm hiện tại, Morgan 3 Wheeler là chiếc xe hơi duy nhất còn dùng máy V-Twin.

3. Động cơ V4

Kích thước nhỏ gọn và khả năng hoạt động êm ái, mượt mà là những đặc tính lý tưởng có thể biến V4 trở thành một sự lựa chọn phổ biến trong ngành ô tô. Được áp dụng lần đầu tiên bởi Emile Motors vào năm 1897, V4 ban đầu cho thấy tiềm năng to lớn, không chỉ ở xe hơi thương mại mà cả trên xe đua. Nhưng đến thập niên 60 và 70, Ford đã phần nào hủy hoại tương lai của loại động cơ này với không ít mẫu xe thất bại được trang bị máy V4.

4. Động cơ i12

Ngày nay, động cơ thẳng hàng phổ biến là loại 3, 4 hoặc 6 xi-lanh. Nhưng ngược về quá khứ, chúng ta có thể tìm thấy những động cơ i nhưng có tới 8 hoặc thậm chí là 12 xi-lanh. Một chiếc xe sang có tên Corona từng được dự tính để mang cỗ máy i12 nhưng kế hoạch này đã thất bại. Dù động cơ này tỏ ra giàu sức mạnh và êm ái nhưng lại khiến chiếc xe bị đội chi phí và thiếu thực tế. Vào cuối thập niên 1920, hãng xe Mỹ Packard cũng thử sức với động cơ i12 nhưng rút cuộc là chỉ có đúng một chiếc xe nguyên mẫu ra đời.

5. Động cơ radial

Radial là một loại động cơ khá phổ biến trên máy bay và xe tăng. Thế nhưng, kích thước và thiết kế van của nó lại không hấp dẫn các nhà sản xuất ô tô. Được biết, chiếc xe đầu tiên sử dụng loại máy này là Monaco Trossi (1935). Đó là một chiếc xe đua thất bại, chủ yếu là do sự mất cân đối ở khâu phân bổ trọng lượng. Theo đó, 75% trọng lượng của xe được dồn về phía trước.

6. Động cơ F12

Động cơ xi-lanh phẳng (flat/boxer) đã trở nên khá quen thuộc trên các sản phẩm của Porsche, đặc biệt là dòng 911. Nhưng chủ yếu là chúng ta được nghe đến F4 hay F6. Trên thực tế, huyền thoại Ferdinand Porsche đã khởi xướng một trào lưu mang tên F12 vào năm 1947. Ban đầu, nó được thiết kế để chào hàng một hãng xe Ý có tên Grand Prix. Nhưng do sự phức tạp của mình, F12 đã khiến thương vụ này đổ bể. Phải đến năm 1964, Ferrari mới đưa loại động cơ này ra ánh sáng với chiếc xe đua F1 của mình mang tên 1512. Không những vậy, ngựa chồm còn là hãng đầu tiên trang bị máy F12 cho xe thương mại với model 365 GT4 Berlinetta Boxer.

7. Động cơ V5

Hai hàng xi-lanh đan chéo nhau là một trong những kiểu động cơ phổ biến nhất trên ô tô, không chỉ trong quá khứ mà cả ở thời điểm hiện tại. Thường thì số xi-lanh trên động cơ V là số chẵn thay vì lẻ. Nhưng tập đoàn VW đã từng có thời điểm tung ra một vài model mang máy V5. Loại động cơ này được đánh giá là chứa đựng một số giải pháp kỹ thuật thông minh nhưng lại không mấy thành công. Trước VW, GM cũng được cho là đã nghiên cứu V5 nhưng không đưa vào sản xuất.

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.