Công ty kiểm toán nổi tiếng Deloitte mới đây đã công bố một bản nghiên cứu về những thay đổi trong lĩnh vực xe hơi kể từ năm 2004. Một trong những phát hiện quan trọng nhất chính là sự gia tăng đáng kể của các hệ thống điện tử nhằm đáp ứng các yêu cầu về an toàn cũng như nâng cao sức hút cho chính chiếc xe.
Theo đó, có chưa tới 20% xe được tích hợp các hệ thống như cân bằng điện tử, túi khí bên, kiểm soát áp suất lốp hay giám sát điểm mù... vào năm 2004. Nhưng đến năm 2017, số lượng xe được trang bị các công nghệ như vậy đã đạt hơn 80%. Khi các hệ thống trợ lái đổ bộ xuống những model phổ thông, con số trên sẽ còn tiếp tục tăng lên.
Như một lẽ tất nhiên, chi phí cho các linh kiện điện tử của một chiếc xe cũng sẽ bị đội lên. Theo Deloitte, nếu như các thành phần này chỉ chiếm 18% chi phí của một chiếc xe vào năm 2000 thì đến nay, tỷ lệ này đã vọt lên 40%. Con số dự kiến vào năm 2030 là 45%.
Cụ thể hơn, công ty này chỉ ra rằng chi phí cho các thành phần bán dẫn trên một chiếc xe rơi vào khoảng 312 USD hồi năm 2013. Nhưng đến nay, mức chi phí đó đã tăng lên thành 400 USD và có thể đạt gần 600 USD vào năm 2022.
Phần lớn các linh kiện, nguyên vật liệu để sản xuất xe ô tô phải nhập khẩu cộng với chi phí đóng gói, hậu cần và thuế nhập khẩu khiến chi phí sản xuất xe trong nước cao hơn từ 10 - 20% so với xe sản xuất tại Thái Lan hay Indonesia.