Ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc là một trong những thị trường ô tô lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, thị trường này thường bị chỉ trích là hay đi sao chép các thiết kế của các nhà sản xuất khác, đặc biệt là các hãng xe sang. Bài viết này sẽ giới thiệu chiếc Bugatti Chiron phiên bản Trung Quốc có giá chưa đến 100 triệu đồng (28 nghìn NDT). Chiếc xe này được gọi là P8 và nó đang được sản xuất bởi hãng ô tô Shandong Qilu Fengde có trụ sở tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Rõ ràng là nhà sản xuất này không thể sao chép động cơ xăng W16 tăng đặc trưng của Bugatti. Một trong những lý do là vì luật chống ô nhiễm môi trường của Trung Quốc đánh thuế động cơ cỡ lớn rất nặng. Bugatti biết điều này và họ đã không dám bán Chiron ở Trung Quốc vì nó đi kèm với động cơ 8 lít khổng lồ nên người mua xe ở nước này sẽ phải trả một khoản thuế trên trời.
Vậy thì làm thế nào mà một nhà sản xuất Trung Quốc có thể sản xuất Bugatti Chiron của riêng họ? Câu trả lời đơn giản là họ chỉ cần sử dụng hệ thống động cơ điện và thu nhỏ chiếc xe. Chiếc xe nhái Bugatti Chiron này không cần người điều khiển có bằng lái vì nó được coi là xe điện tốc độ thấp theo luật pháp Trung Quốc. Hãng sản xuất còn bắt chước cả màu sơn kép như trên Bugatti Chiron thứ thiệt. Trong khi Bugatti Chiron được biết đến với công suất khổng lồ 1500 HP, P8 chỉ tạo ra vỏn vẹn 3,35 HP từ động cơ điện của nó. Động cơ này lấy năng lượng từ pin axit-chì 72V.
Theo luật, P8 bị hạn chế đạt tốc độ tối đa 50 km/h, trong khi Bugatti Chiron có thể đạt tốc độ tối đa 420 km/h. Nếu không bị giới hạn, P8 có thể đạt 65 km/h theo quảng cáo của nhà sản xuất. Phạm vi hoạt động của chiếc Bugatti Chiron nhái là 150 km và sẽ mất 10 giờ để sạc xe trên lưới điện 220V. P8 có cụm đồng hồ kỹ thuật số, thảm xe màu đỏ và hệ thống thông tin giải trí màn hình cảm ứng 7 inch có thể phát video MP5.
Ngoài ra, P8 có một công tắc lớn màu đỏ nằm trong bảng điều khiển trung tâm. Công tắc này được đặt ở đó bởi vì luật pháp ở Trung Quốc bắt buộc mọi xe điện tốc độ thấp cần phải có công tắc nguồn khẩn cấp. Nhìn chung, P8 rộng rãi hơn so với Bugatti Chiron vì có khoang chứa đồ khá lớn. P8 cũng có hàng ghế sau, không giống như Chiron vốn chỉ có hai chỗ ngồi. Tuy vậy, hàng ghế sau của P8 chỉ có thể dùng để chứa đồ vì nó giống một chiếc ghế dài hơn là ghế thường.
Việc các nhà sản xuất Trung Quốc sao chép xe khác không phải là điều mới. Họ đã làm điều này từ khá lâu và đã bị kiện khá nhiều. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là một trong những thị trường ô tô có khả năng ảnh hưởng đến hầu hết các nhà sản xuất lớn. Ví dụ như việc BMW ngày càng tăng kích thước lưới tản nhiệt trên xe ô tô của họ chỉ vì người Trung Quốc thích lưới tản nhiệt lớn.
Dường như socola hay hoa hồng trở thành món quà rất bình thường trong dịp lễ tình nhân Valentine, vị đại gia này đã quyết định mua tặng vợ chiếc Bugatti Chiron Sport trị giá hơn 100 tỷ.
Sau thời gian thử nghiệm trên cả đường đua và đường phố công cộng khắp Châu Âu, Bugatti cuối cùng cũng đã bàn giao những chiếc Chiron Pur Sport đầu tiên về với tay chủ nhân của chúng.
Nhắc đến danh hiệu xe nhanh nhất thế giới, đa số mọi người đều nghĩ đến cái tên Bugattti Chiron Sport từng gây tiếng vang một thời hay mới đây là Koenigsegg Agera RS, tuy nhiên cả 2 đều đã bị thay thế bởi cái tên còn khá xa lạ: SSC Tuatara
Một chiếc Bugatti Veyron 2008 đã được độ lại bởi Mansory hiện đang được rao bán từ một đại lý xe hơi nổi tiếng ở Los Angeles với giá rẻ hơn thị trường lên đến hơn 500.000 USD.
Thi thoảng chúng ta vẫn bắt gặp những siêu xe Lamborghini, Ferrari lăn bánh trên phố vào một ngày đẹp trời. Đây là lúc các đại gia dắt “bò, ngựa” đi dạo cho thỏa đam mê hay có khi chỉ là để khoe mẽ cho dân tình lác mắt chơi. Còn thực tế thì, lái siêu xe, lo nhiều hơn “sướng”.