GIấy đi đường mới có thêm mã QR để kiểm tra.
Theo đó, vùng 1 bao gồm các quân thuộc khu vực đô thị trung tâm với 10 quận, huyện được xác định là vùng đỏ và phải thực hiện theo chỉ thị 16 kèm một số biện pháp tăng cường trong vòng 15 ngày kể từ 6h ngày 6/9.
Với người muốn tham gia giao thông trong vùng 1 này sẽ khắt khe hơn khi vẫn phải áp dụng theo chỉ thị 16 ở cấp cao nhất, do vậy việc xin cấp giấy đi đường sẽ chặt chẽ hơn và phải thuộc 1 trong 6 nhóm đối tượng và nếu thuộc đối tượng nào thì sẽ do cơ quan cụ thể có thẩm quyền cấp giấy đi đường.
Bạn đọc có thể tham khảo dưới đây để xác định được mình thuộc nhóm đối tượng nào và cần đến đâu để xin giấy đi đường khi tham gia giao thông trong Vùng 1 của Hà Nội.
Cụ thể:
Nhóm 1: Các cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao, quốc tế:
- Đối tượng: Cán bộ, công chức, công vụ làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính quyền, MTTQ, đoàn thể, chính trị xã hội đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội, Cán bộ, người lao động làm việc tại các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế.
- Thẩm quyền cấp giấy đi đường: Do Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp thep đúng đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhóm 2: Các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công thiết yếu:
- Đối tượng: Cán bộ, công chức, công vụ, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ công ích thiết yếu.
- Thẩm quyền cấp Giấy đi đường: Phòng cảnh sát giao thông Công an Thành phố.
Nhóm 3: Các cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện, tham gia công tác phòng chống dịch:
- Đối tượng: Cán bộ, công chức, công vụ, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện tham gia công tác phòng chống dịch.
- Thẩm quyền cấp Giấy đi đường: Do Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp thep đúng đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhóm 4: Các cơ quan báo chí, truyền thông:
- Đối tượng: Cán bộ, người lao động làm viẹc tại các cơ quan báo chí, truyền thông.
- Thẩm quyền cấp Giấy đi đường: Do Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp thep đúng đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhóm 5: Đối với các trường hợp cá nhân có nhu cầu lưu thông trên đường:
- Cá nhân đi mua lương thực thực phẩm, thuốc men, đồ dùng thiết yếu: Do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn duyệt, cấp Thẻ mua hàng thiết yếu theo đúng đối tượng quy định.
- Cá nhân đi thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc (cấp cứu, khám chữa bệnh, mua thuốc định kỳ; đi tiêm vắc-xin và xét nghiệm covid-19; người chăm sóc người bệnh và người xuất viện về): Không áp dụng Giấy đi đường, cá nhân chỉ cần mang theo Giấy tờ chứng minh kèm theo CCCD/CMND.
- Cá nhân đi sân bay theo vé; cá nhân đi đến các cơ quan ngoại giao theo giấy hẹn của Cơ quan ngoại giao; cá nhân đến Toà án theo giấy triệu tập của Toà án: Không áp dụng Giấy đi đường, cá nhân chỉ cần mang theo Giấy tờ chứng minh kèm theo CCCD/CMND và Giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng 72 giờ.
Nhóm 6: Các tổ chức, cá nhân và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu:
- Đối tượng: Các cá nhân, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu.
- Thẩm quyền cấp Giấy đi đường: Công an xã, phường, thị trấn.
Mẫu giấy đi đường mới áp dụng đối với vùng 1 là vùng đỏ sau khi Hà Nội tiến hành chống dịch theo 3 phân vùng kể từ ngày 6/9 nhằm siết chặt giãn cách xã hội tại ''vùng đỏ''. Vùng 2 (vùng cam) được xác định bao gồm các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm; Vùng 3 (vùng xanh) bao gồm các huyện còn lại và áp dụng phòng chống dịch theo chỉ thị 15.