Theo nội dung dự thảo, bình chữa cháy sẽ là một trong những hạng mục bắt buộc trên ôtô phải được kiểm tra trong quá trình đăng kiểm phương tiện. Cụ thể, các xe cơ giới khi kiểm tra sẽ được đánh giá thông qua hai tiêu chí chính:
Phải có bình chữa cháy theo quy định và còn hạn sử dụng
Việc kiểm tra sẽ được thực hiện bằng phương pháp quan sát trực tiếp bình chữa cháy trên xe. Ngoài ra để tạo thuận lợi, trong trường hợp xe không đáp ứng yêu cầu về bình chữa cháy, xe vẫn có thể được kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận kiểm định theo quy định. Điều này cho thấy sự linh hoạt trong quá trình áp dụng quy chuẩn, đồng thời tạo điều kiện cho các chủ phương tiện.
Thân vỏ, buồng lái và thùng hàng có quy chuẩn mới
Cũng trong dự thảo này, quy chuẩn mới còn đưa ra các tiêu chí kiểm tra và đánh giá đối với thân vỏ, buồng lái và thùng hàng của xe. Phương pháp kiểm tra là quan sát, đánh giá tính chắc chắn, độ nguyên vẹn và khả năng an toàn của các bộ phận. Các hạng mục kiểm tra bao gồm việc xem xét có nứt, gãy, thủng, mục gỉ hay không. Đồng thời, các bộ phận phải đảm bảo không bị rò khí từ động cơ hay khí thải vào khoang xe, buồng lái.
Quy chuẩn về dầm ngang, dầm dọc và sàn xe
Việc kiểm tra dầm ngang, dầm dọc sẽ được thực hiện qua quan sát, dùng búa kiểm tra và kết hợp với việc dùng tay lay lắc để đảm bảo các dầm này được lắp đặt chắc chắn, không bị nứt, gãy hay biến dạng. Tương tự, sàn xe cũng sẽ được kiểm tra với các tiêu chí như không bị thủng, rách hay mục gỉ.
Quy định về bậc lên xuống và cửa xe
Tương tự bậc lên xuống của xe sẽ được kiểm tra qua quan sát và dùng tay lay lắc, đảm bảo được lắp đặt chắc chắn và không có dấu hiệu nứt, gãy. Đối với cửa xe, khóa cửa và tay nắm cửa, kiểm tra sẽ bao gồm đóng, mở và quan sát để đảm bảo các bộ phận này hoạt động trơn tru, không bị hư hỏng và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Quy chuẩn về hệ thống dây dẫn điện
Hệ thống dây điện trên xe, đặc biệt là trong khoang động cơ, cũng được kiểm tra bằng cách quan sát và lay lắc. Các dây dẫn phải được lắp đặt chắc chắn, vỏ cách điện không bị hư hỏng và không có dấu hiệu cọ xát với các chi tiết chuyển động.
Việc đưa bình chữa cháy vào danh mục đăng kiểm là một bước tiến đáng chú ý, nhằm nâng cao tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy trên các phương tiện giao thông. Điều này phù hợp trong bối cảnh các vụ cháy xe đang trở thành mối lo ngại ngày càng lớn, việc trang bị bình chữa cháy sẽ giúp khống chế thiệt hại ở mức tối ưu nhất có thể.
Trong dự thảo lấy ý kiến được công bố ngày 10/4, Bộ Công an đề xuất bỏ quy định ôtô từ 4 chỗ phải lắp bình chữa cháy.
Ô tô rẻ cũng vài trăm triệu, sợ cháy xe nên mua thêm bình chữa cháy nhỏ vài trăm ngàn. Nhưng khi gặp chuyện liệu có cứu được hay không đó là một vấn đề khác vì hiện nay rất nhiều vụ cháy xe mà chả thấy sự xuất hiện của chiếc bình ấy.
Hai đoạn video cho thấy khả năng dập lửa của bình chữa cháy mini trong một số trường hợp có thể không phát huy tác dụng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Theo Thông tư 57 của Bộ Công an, từ 6.1.2016, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 4 chỗ ngồi trở lên phải trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy. Trước và trong ngày thông tư này có hiệu lực, các loại bình chữa cháy mini trên thị trường bán chạy hơn bao giờ hết.
Kể từ 06/01/2016, các xe ô tô từ 4 chỗ trở lên đều phải trang bị bình cứu hoả phù hợp với từng dòng xe và tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, hiện nay đã có không ít người đang hoang mang vì không biết nên mua loại bình gì, nơi đặt sao cho đúng và cách thức sử dụng thế nào để đảm bảo đúng quy định trên.