Xe ô tô là một kết cấu phức tạp bởi rất nhiều bộ phận và linh kiện được kết nối với nhau. Trong đó, những biến đổi về điện, nhiệt độ, áp suất, rò rỉ xăng, dầu… là những nguyên nhân có thể gây cháy nổ ngoài ý muốn cho chủ nhân chiếc xe. Vì thế, bình chữa cháy mini được trang bị trên ô tô nhằm ngăn chặn kịp thời những đám cháy nhỏ, ngăn chúng bùng phát thành ngọn lửa lớn để giảm thiểu thiệt hại về người và của. Tuy nhiên, sử dụng không đúng loại bình có thể không mang lại tác dụng gì ngoài việc tốn sức, tốn thời gian mà hậu quả thì “biết trước”.
Đoạn video bên dưới mô tả một bài kiểm tra, thử khả năng dập lửa của bình chữa cháy mini. Đây là một loại bình cầm tay loại nhỏ, không có vòi và sử dụng rất dễ dàng. Thử nghiệm trên một chiếc ô tô với ngọn lửa đang bốc cháy ở ghế ngồi trước cho thấy tác dụng của bình chữa cháy loại này không đáng kể. Ngọn lửa có thể giảm trong chốc lát nhưng không thể dập tắt hoàn toàn. Đối với những ai gặp tình huống này, việc cố gắng dập lửa theo cách lựa chọn bình tương tự như vậy là không nên. Chiếc xe có thể phát nổ nếu nhiên liệu bị rò rỉ hoặc đến từ nguyên nhân khác.
Trong một so sánh khác, một chiếc xe ô tô cũng bốc cháy bất ngờ từ bên trong và bình chữa cháy lại được sử dụng để dập lửa. Có đến ba người đàn ông giúp cho “khổ chủ” tránh khỏi một đám cháy có thể thiêu rụi chiếc ô tô. Bình chữa cháy khí CO2 cỡ nhỏ (lớn hơn so với video thử nghiệm phía trên), có vòi phun được sử dụng khi ngọn lửa khá lớn đang bùng cháy trong cabin xe. Kết quả, ngọn lửa được dập tắt.
Những ngày qua, quy định bắt buộc của Bộ Công an về việc thiết bị chữa cháy phải có trên ô tô từ 4 chỗ ngồi trở lên đã khiến cho nhu cầu mua dụng cụ này tăng cao. Và cũng từ đó phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực về chất lượng, giá bán… làm ảnh hưởng đến quyết định chọn mua loại bình nào của người dân. Nhưng thay vì tâm lý “làm cho có lệ” hoặc đối phó với cơ quan chức năng, chủ xe nên chọn mua loại bình chữa cháy chất lượng để có thể phát huy hết công năng của nó khi gặp trường hợp xấu xảy ra. Không chỉ bảo vệ chính mình, người thân mà thiệt hại về tài sản cũng giảm đi đáng kể.
Có hai loại bình chữa cháy thông dụng hiện nay mà nhiều người vẫn quen sử dụng: Bình bột và bình khí CO2. Loại bình thứ nhất chứa khí N2 bên trong làm lực đẩy để phun bột dập tắt đám cháy. Trong khi loại bình thứ hai chứa khí CO2 ở nhiệt độ -790C được nén với áp lực cao, dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh. Cả hai đều có tác dụng tốt trước đám cháy rắn, lỏng, khí hay đám cháy thiết bị điện.
Trong dự thảo lấy ý kiến được công bố ngày 10/4, Bộ Công an đề xuất bỏ quy định ôtô từ 4 chỗ phải lắp bình chữa cháy.
Ô tô rẻ cũng vài trăm triệu, sợ cháy xe nên mua thêm bình chữa cháy nhỏ vài trăm ngàn. Nhưng khi gặp chuyện liệu có cứu được hay không đó là một vấn đề khác vì hiện nay rất nhiều vụ cháy xe mà chả thấy sự xuất hiện của chiếc bình ấy.
Theo Thông tư 57 của Bộ Công an, từ 6.1.2016, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 4 chỗ ngồi trở lên phải trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy. Trước và trong ngày thông tư này có hiệu lực, các loại bình chữa cháy mini trên thị trường bán chạy hơn bao giờ hết.
Kể từ 06/01/2016, các xe ô tô từ 4 chỗ trở lên đều phải trang bị bình cứu hoả phù hợp với từng dòng xe và tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, hiện nay đã có không ít người đang hoang mang vì không biết nên mua loại bình gì, nơi đặt sao cho đúng và cách thức sử dụng thế nào để đảm bảo đúng quy định trên.
Ô tô bị phạt nếu không trang bị bình chữa cháy, đổi mới trong kiểm định ô tô, cấp bằng lái xe số tự động, tạm dừng thu phí đường bộ đối với xe máy, kiểm tra và xử lý xe chở quá tải trọng…là những thông tin quan trọng sẽ có hiệu lực tháng 01/2016.