Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, thời tiết nắng nóng và khắc nghiệt chiếm đa số, nhiệt độ ngoài trời thường tăng cao cũng tác động tới những chiếc ô tô, cụ thể có kể đến như hệ thống điều hòa cùng các linh kiện đi cùng. Các hệ thống này đều hoạt động phụ thuộc vào cách vận hành của động cơ thế nên việc tiêu hao nhiên liệu cũng ảnh hưởng ít nhiều.
Giữ đều chân ga / chân phanh
Yếu tố để tiết kiệm xăng nhất trong quá trình vận hành là giữ đều ga, hạn chế phanh gấp hay tăng ga đột ngột. Thế nên khi đi đường dài xe thường có mức tiêu thụ nhiên liệu tối ưu. Tuy nhiên khi đi trong phố thì điều này không hề dễ dàng bởi tình trạng giao thông phức tạp và đông đúc.
Do đó để có mức tiêu thu nhiên liệu tối ưu khi đi phố nên hạn chế tối đa việc đạp nhồi chân ga thường xuyên, mà thay vào đó đạp nhẹ chân ga một cách từ tốn và sử dụng độ trớn khi gần tới đèn đỏ, tránh thốc ga sau khi đề pa xe, sau khi phanh hay sau khi dừng đèn đỏ.
Ngoài ra, cũng cần sử dụng chân phanh một cách hợp lý, ví dụ nếu nhận thấy chướng ngại vật hay đèn đỏ từ xa thì cần giảm chân ga để xe giảm tốc từ từ đồng thời nhấp nhẹ phanh và tăng lực đạp để xe dừng lại khi đến sát. Tránh tình trạng phanh gấp làm xe mất trớn, khiến động cơ phải hoạt động lại gây tiêu hao nhiên liệu.
Tối ưu tốc độ di chuyển
Thông thường trên mỗi loại xe đều có một mức vận tốc và tua máy tối ưu cho việc tiêu hao nhiên liệu tốt nhất. Thế nên không phải lái xe quá chậm là tiết kiệm xăng hay quá nhanh để có trớn dài hơn mà tối ưu nhất là giữ xe ở một tốc độ trung bình nhất định.
Ngoài ra các thiết kế xe cũng tối ưu khí động học để có thể di chuyển tốt nhất, cụ thể đối với những mẫu xe phổ thông thì tốc từ 60 đến 90 km/h được cho là giúp tiết kiệm xăng nhất, vừa không chịu lực cản quá lớn của không khí, vừa có thể tăng tốc khi cần và thắng gấp trong trường hợp khẩn cấp.
Sử dụng điều hòa hợp lý
Đây là hệ thống ảnh hưởng ít nhiều tới việc tiêu hao nhiên liệu dù là xăng hay dầu và kể cả xe điện trong tương lại. Thực chất không có công thức nào cụ thể để tối ưu hệ thống điều hòa bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố xunh quanh.
Theo các lái xe có kinh nghiệm thì để đạt được nhiệt độ thoải mái, không quá lạnh hay quá nóng trong cabin xe thì nên để thấp hơn nhiệt độ bên ngoài từ 7 đến 10 độ C và sử dụng chế độ Auto để các quạt gió tự động điều chỉnh tốc độ thổi một cách phù hợp.
Ngoài ra có thể sử dụng các biện pháp như film cách nhiệt, dùng bạt che chắn, đậu dưới bóng râm khi không sử dụng trong thời gian dài nhằm giảm việc hấp thụ nhiệt độ giúp các hệ thống liên quan không phải hoạt động quá nhiều.
Giữ khoảng cách an toàn
Một mẹo nhỏ khá hay khi vừa giúp xe tiết kiệm nhiên liệu khi di chuyển mà còn giữ an toàn trong nhiều tình huống. Cụ thể là giữa khoảng các an toàn với xe phía trước, có thể dễ hiểu xe phía trước sẽ che gió cho xe sau trong nhiều tính huống giúp xe vận hành có phần nhẹ nhàng hơn mà khi không phải chịu quá nhiều sức cản của gió. Ngoài ra giữ khoảng cách an toàn cũng giúp xe phía sau đủ thời gian để xử lý nếu không may gặp tình huống bất ngờ mà không phải dùng chân phanh quá nhiều.
Không hạ cửa sổ
Không ít người có suy nghĩ tắt máy lạnh và hạ cửa sổ giúp xe tiết kiệm xăng hơn, nhất là khi đi tốc độ cao. Thực tế việc hạ cửa sổ chỉ giúp tiết kiệm rất ít xăng khi đi từ tốc độ 20km/h đổ lại và càng chạy nhanh thì càng hao xăng. Bởi hạ kính đã vô tình phá vỡ tính khí động học của chiếc xe, các luồng gió xe đi vào cabin xe tạo lực cản, khiến động cơ phải hoạt động nhiều hơn để thắng lực cản này.
Ngoài ra hạ cửa kính chỉ giúp xe thêm nhiều bụi bẩn vào trong khoang lái cùng nhiều bất tiện khác. Thế nên việc hạ cửa sổ chỉ có tác dụng khi đi dạo ở những nơi vắng vẻ, trong lành còn sử dụng trong điều kiện thực tế là hoàn toàn bất khả thi.
Dừng xe về P
Nhiều tài xế thường để số D khi dừng đèn đỏ và đạp thắng. Tuy hành động này không có quá nhiều tác động nhưng vẫn gây tiêu hao thêm một ít nhiện liệu. Bởi khi về Số P hoặc N kèm phanh tay thì động cơ sẽ chuyển sang dạng không tải với dải tua máy thấp nên có lượng tiêu hao nhiên liệu khá ít, ngược lại ở số D thì vòng tua sẽ tăng lên dù đã sử dụng chân phanh sẽ khiến xe hao nhiên liệu hơn.
Ngoài ra cũng không nên tắt máy khi dừng đèn đỏ lâu, bởi khi đề máy xe phải nạp thêm lượng nhiên liệu để kích nổ chưa kể còn ảnh hưởng tới củ đề và bình ắc quy. Hơn nữa để tối ưu lượng nhiên liệu thì nên chở vừa đủ tải trọng của xe, nếu quá tải động cơ phải hoạt động nhiều hơn tiêu tốn xăng hơn.
Từ 15h ngày 11/07/2023, giá mỗi lít của một số mặt hàng xăng dầu có mức tăng từ 70-660 đồng.
Mặc dù đã có thông tin trên Cục Đăng kiểm, tuy nhiên phiên bản xăng lai điện của Hyundai Santa Fe lại mới vừa xuất hiện tại một sự kiện nội bộ.
Từ 15h ngày 21/06/2023, giá mỗi lít của một số mặt hàng xăng dầu có mức tăng từ 130 đến 150 đồng.
Từ 15h ngày 01/06/2023, giá mỗi lít của một số mặt hàng xăng dầu có mức tăng từ 390 đồng và giảm từ 10 đồng cho 1 lít tùy loại nhiên liệu.
Thị trường ô tô hiện nay đang có biến động khi hàng loạt các mẫu xe đến từ nhiều thương hiệu khác nhau tranh nhau giảm giá để thu hút khách hàng. Mới đây nhất, trên trang của Kia Việt Nam bất ngờ cập nhật thông tin điều chỉnh giá bán đối với các phiên bản Kia Carens động cơ xăng giảm giá từ 30 – 60 triệu đồng, trong khi bản máy dầu vẫn không có sự thay đổi.