Ảnh minh họa
Trả lời:
Tại điều 17 Bộ luật giao thông đường bộ quy định về tránh xe đi ngược chiều như sau:
“1. Trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình.
2. Các trường hợp nhường đường khi tránh nhau quy định như sau:
a) Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi;
b) Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc;
c) Xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.
3. Xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa.”
Mặt khác tại điều 12 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định về Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường như sau:
1. Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Tốc độ lưu hành (km/h) |
Khoảng cách an toàn tối thiểu (m) |
>60 |
35 |
80 |
55 |
100 |
70 |
120 |
100 |
Khi điều khiển xe chạy với tốc độ từ 60 km/h trở xuống, trong khu vực đô thị, đông dân cư, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn.
2. Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy theo quy định nêu trên thì người tham gia giao thông khi điều khiển phương tiện giao thông không chỉ tuân thủ quy định về tốc độ, về khoảnh cách giữa các xe mà còn phải tuân thủ quy định riêng đối với trường hợp tránh xe đi ngược chiều để giữ an toàn đồng thời xử lý các tình huống có thể xảy ra bất ngờ được tốt hơn.
Căn cứ vào Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau:
1/ Phải có thiệt hại xảy ra;
2/ Phải có hành vi trái pháp luật;
3/ Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại
xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật
là nguyên nhân gây ra thiệt hại;
4/ Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.
Trường hợp bạn thực hiện theo đúng quy định về về tốc độ, về khoảnh cách giữa các xe mà còn phải tuân thủ quy định riêng đối với trường hợp tránh xe đi ngược chiều thì sẽ không phát sinh trách nhiệm bồi thường do không có đủ yếu tố làm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường.
Trường hợp bạn không thực hiện theo đúng quy định về tốc độ, về khoảnh cách giữa các xe mà còn phải tuân thủ quy định riêng đối với trường hợp tránh xe đi ngược chiều khi va chạm với xe máy có thiệt hại xảy ra sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo các quy định tại chương XX Bộ luật dân sự 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với từng trường hợp cụ thể.
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)
câu hỏi từ bạn đọc CafeAuto có nội dung: Ở những khúc đường cua hẹp, tài xế lấn làn vẫn sẽ bị phạt?
Đưa đầu vào chỗ nguy hiểm, nhìn qua vai hay chuyển số trước khi xoay vô-lăng là những đúc kết của tài già khi phải quay đầu ôtô trên đường hẹp.
Theo con số thống kê, 98% khoảng cách đã đi của ô tô là chuyển động về phía trước, chỉ có 2% là lùi.