Tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, tình trạng người dân tham gia giao thông vi phạm luật thường xuyên xảy ra do đường xá vắng vẻ.
Những lỗi vi phạm nhiều nhất là vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, phóng nhanh vượt quá tốc độ cho phép. Không chỉ có xe máy, đôi lúc cả xe ô tô, xe tải cũng vị phạm luật.
Việc các quy định giãn cách xã hội kéo dài khiến đường phố vắng vẻ lâu ngày, làm cho người dân chủ quan hơn khi tham gia giao thông. Từ đó phát sinh ra hiện tượng vi phạm để tiện hơn khi di chuyển. Mặt khác, trong các đợt giãn cách này, lực lượng chức năng đang dồn sức bảo vệ các chốt ra vào địa phương nên cũng không xử lý được các tình huống vi phạm như trên.
Về vấn đề xử phạt, lỗi đi ngược chiều theo quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP có mức phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng dành cho xe máy đồng thời tước giấy phép lái xe (GPLX) 1-3 tháng. Với ô tô, mức phạt này là 3-5 triệu đồng, tước GPLX 5-7 tháng.
Đối với lỗi vượt đèn đỏ, khung phạt của lỗi này theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP dao động từ 3-5 triệu đồng và tước GPLX 1-3 tháng dành cho xe ô tô. Phạt 600.000 đồng đến 1 triệu đồng và tước GPLX 1-3 tháng dành cho xe máy (Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Việc vi phạm giao thông và chủ quan trong quá trình tham gia giao thông không chỉ gây nguy hiểm cho mình và người khác ở thời điểm này. Về sau, khi đường phố đông đúc trở lại, thói quen này sẽ ngày càng trở nên nguy hiểm hơn.
Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất đang được Bộ Công an lấy ý kiến cùng những đề xuất đáng chú ý.
Trưởng Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đồng Nai nghiêm cấm lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ công an can thiệp xử lý vi phạm giao thông.
Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tại Việt Nam sẽ chuyển sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
Trong trường hợp tài xế vi phạm luật giao thông đường bộ mà chậm nộp phạt sẽ bị tính lãi theo ngày dựa trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Các cán bộ, đảng viên vi phạm giao thông có thể bị đưa vào tiêu chí xếp loại. Người đứng đầu đơn vị có người vi phạm có thể bị kiểm điểm, xem xét trách nhiệm.