Đầu tiên, người đang sở hữu xe cần đến cơ quan đang quản lý hồ sơ đăng ký xe đó để làm thủ tục thu hồi. Nếu nơi quản lý hồ sơ cùng là nơi tạm trú, thường trú của mình thì không phải làm thủ tục này. Tiếp theo, người đang sở hữu xe mang xe đến cơ quan đăng ký xe nơi cư trú để làm thủ tục sang tên.
Người đi làm thủ tục cần xuất trình giấy tờ cá nhân và nộp hồ sơ, giấy tờ như sau:
Nếu cơ quan đang quản lý hồ sơ xe cùng là cơ quan giải quyết đăng ký sang tên xe thì người đang sử dụng xe nộp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe, thay chứng nhận thu hồi đăng ký bị số xe.
Nếu người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của chủ xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng thì công an sẽ gửi thông báo cho chủ xe và cơ quan đã đăng ký cho xe đó, niêm yết công khai về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị này tại trụ sở cơ quan đăng ký xe, tra cứu, xác minh tàng thư xe mất cắp và dữ liệu đăng ký xe.
Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan đăng ký xe ra quyết định xử phạt về hành vi không làm thủ tục thu hồi và giải quyết đăng ký sang tên xe theo quy định.
Đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM cũng lưu ý, trước khi giải quyết sang tên xe đối với xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều đời chủ, cơ quan đăng ký xe sẽ ra quyết định xử phạt về hành vi không làm thủ tục thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo quy định.
Như vậy, sự khác nhau của việc sang tên xe chính chủ của xe qua nhiều đời mà có đầy đủ giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của chủ xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng thì chỉ mất 2 ngày. Còn trường hợp thiếu giấy tờ sẽ mất 30 ngày.