Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Điều này đồng nghĩa với việc chủ xe máy không được tự ý thay đổi đặc tính của xe, không được độ pô.
Tại khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ( về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt) có quy định:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hành vi tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy, đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông, tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.
Như vậy, hành vi độ pô xe máy có thể bị phạt tới 2 triệu đồng với cá nhân và phạt tới 4 triệu đồng với tổ chức.
Nhiều chiếc xe sau khi được độ pô thì người điểu khiển phương tiện thường có hành động đi kèm là nẹt pô, rú ga ầm ĩ trên đường để thể hiện cá tính và cố ý gây sự chú ý. Theo điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì nẹt pô trong khu dân cư yên tĩnh mỗi ngày sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
Câu hỏi từ bạn đọc Cafeauto có nội dung: Ô tô được trang bị thêm bộ phận móc treo (rack) giữ cho xe đạp nằm sát với thân xe ô tô để tiện di chuyển trên đường, có bị xem là vi phạm không?