Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản với các trường hợp như:
“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”
Theo đó đối với các trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức thì không cần lập biên bản trừ trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Các hành vi vi phạm với các mức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức được quy định ở Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Ví du:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm g, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l Khoản 2; Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm h, Điểm i Khoản 4; Điểm a Khoản 5; Điểm b, Điểm c, Điểm đ Khoản 6; Điểm a, Điểm c Khoản 7; Điểm a, Điểm đ Khoản 8 Điều này;
b) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
c) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;
d) Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này và trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;
…….”
Câu hỏi được tư vấn bởi Luật sư Đặng Thành Chung
Công ty Luật An Ninh (Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)
Thông thường các lỗi vi phạm giao thông đều bị xử phạt hành chính, tuy nhiên vẫn có một số lỗi sẽ áp dụng hình thức khác thay vì phạt tiền.
Hệ thống hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập trong khi tốc độ phát triển ô tô tăng nhanh trong vài năm trở lại đây đã khiến nhiều lái xe mắc phải những lỗi đơn giản trong quá trình tham gia giao thông, đặc biệt là trong đô thị.
Theo Nghị định 100 Cảnh sát cơ động sẽ được xử lý những lỗi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sau của ô tô, xe máy sau đây từ 1/1/2020.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, những lỗi vi phạm giao thông nào sẽ bị xử phạt tại chỗ mà không phải lập biên bản.
Ngoài tai nạn, nếu lái xe mắc phải các lỗi sau đều bị lập biên bản và tạm giữ phương tiện tham gia giao thông dựa trên các quy định tại Nghị định 46/2016 nhằm ngăn chặn ngay vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến bảy ngày trước khi ra quyết định xử phạt.