Theo Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính và đối chiếu với quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông bao gồm: Cảnh cáo / Phạt tiền / Tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn,đình chỉ hoạt động có thời hạn / Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Trong đó, hành vi vi phạm giao thông thì ngoài việc phạt cảnh cáo và phạt tiền là hình thức xử phạt chính, các hình thức còn lại là bổ sung, và có thể bổ sung nhiều lần trong 1 hình thức chính.
Lưu ý, các hình thức xử phạt bổ sung chỉ đi kèm hình thức xử phạt chính. Trong đó có 4 lỗi vi phạm thuộc diện cảnh cáo không bị phạt tiền.
Thì ngoài hình thức xử phạt tiền, thì sẽ có thêm hình thức phạt cảnh cáo. Hình thức này áp dụng với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ hoặc hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi - dưới 16 tuổi thực hiện.
Hình thức cảnh cáo cũng là hình thức nhẹ nhất, mang tính nhắc nhở, khiển trách nhằm mục đích giáo dục tránh tái phạm. Dựa trên NĐ 100/2019, các vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ dưới đây có thể chỉ bị xử phạt cảnh cáo:
Trường hợp 1:
Người từ đủ 14 tuổi - dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô/điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô (khoản 1 Điều 21).
Trường hợp 2:
Chăn dắt súc vật ở mái đường, buộc súc vật vào hàng cây hai bên đường hoặc vào cọc tiêu, biển báo, rào chắn, các công trình phụ trợ của giao thông đường bộ (điểm a khoản 1 Điều 15).
Trường hợp 3:
Tự ý leo trèo lên mố, trụ, dầm cầu (điểm b khoản 1 Điều 15).
Trường hợp 4:
Thi công trên đường bộ đang khai thác không treo biển báo thông tin công trình hoặc treo biển báo thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định (khoản 1 Điều 13).
Nếu vi phạm 1 trong 4 trường hợp trên thì cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính không lập biên bản. Quyết định xử phạt được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 01 bản.
Đối với trường hợp người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi - dưới 16 tuổi bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt sẽ được gửi cho cha mẹ/người giám hộ của người đó.
Hệ thống hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập trong khi tốc độ phát triển ô tô tăng nhanh trong vài năm trở lại đây đã khiến nhiều lái xe mắc phải những lỗi đơn giản trong quá trình tham gia giao thông, đặc biệt là trong đô thị.
Theo Nghị định 100 Cảnh sát cơ động sẽ được xử lý những lỗi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sau của ô tô, xe máy sau đây từ 1/1/2020.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, những lỗi vi phạm giao thông nào sẽ bị xử phạt tại chỗ mà không phải lập biên bản.
Ngoài tai nạn, nếu lái xe mắc phải các lỗi sau đều bị lập biên bản và tạm giữ phương tiện tham gia giao thông dựa trên các quy định tại Nghị định 46/2016 nhằm ngăn chặn ngay vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến bảy ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
Hiện nay, các quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ được áp dụng theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Nghị định này cũng quy định rất rõ về các trường hợp lỗi vi phạm bị tước Giấy phép lái xe (bằng lái).