Trước đây, trên các con đường lạ, đường mới, nhiều tài xế thường không dám chạy nhanh vì sợ mắc lỗi quá tốc độ vì đi qua biển báo khu dân cư mà không có biển báo hết khu dân cư mặc dù đã đi qua vài ngã tư. Thì trong quy chuẩn 41/2016 thay thế quy chuẩn 41/2012 tại điều 38 quy định:
38.3 Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau, biển hiệu lệnh phải được nhắc lại, đặt ngay sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh. Nếu không có biển nhắc lại thì biển hiệu lệnh được mặc nhiên xem là hết hiệu lực.
Do đó nếu, tài xế đã đi vào nơi có biển báo khu dân cư tại các đoạn đường rất dài thì cứ đến một nơi giao nhau bắt bược phải cắm lại biển một lần nữa. Nếu không có biển cắm lại, tài xế mặc định hiểu “đã hết khu dân cư”, có thể tăng tốc độ tối đa theo quy định cho phép theo luật giao thông đường bộ cụ thể 90km/h nếu có giải phân cách cứng và 80km/h nếu không có con lương cứng đối với xe ô tô con.
Cũng theo quy chuẩn 41/2016, tại điều 36 quy định, biển “bắt đầu khu dân cư” là biển hiệu lệnh mã R.420 và biển “hết khu dân cư” có hiệu lệnh mã là R.421.
Ở quy chuẩn 41/2012 cũ, cũng có quy định tương tự ở điều 27 như sau: "Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có giá trị rất dài thì tại các nơi đường giao nhau trong đoạn cấm có xe đi vào đoạn đường ấy thì các biển cấm phải được đặt nhắc lại". Tuy nhiên, đó là quy định dành cho biển cấm chứ không phải biển hiệu lệnh, đồng thời cũng không nêu rõ việc cắm biển như thế nào. Do đó quy định ở quy chuẩn 41/2016 cụ thể hơn, rõ ràng hơn, giúp các tài xế dể hiểu hơn tránh mang tâm lí lo sợ bị phạt oan khi lái xe.
Tưởng chừng việc tránh nắng dưới bóng râm khi chờ đèn đỏ là bình thường, nhưng thực tế hành vi này lại vô tình vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt tới vài trăm ngàn.
Nhiều xe ô tô ngày nay trang bị thẻ điện tử R-Tag để tiết kiệm thời gian khi đi qua các trạm thu phí. Tuy nhiên vì dán phim cách nhiệt kém chất lượng khiến việc nhận dạng không được mượt thậm chí phải quay sang thu phí theo kiểu truyền thống.
Trên các đường quốc lộ, tỉnh lộ, hay các đoạn đường đèo đa phần sử dụng vạch liền vàng. Theo quy định các phương tiện lưu thông không được cán, lấn qua làn này, tuy nhiên khi gặp sự cố, hay vô tình các, đè vạch nếu không nắm rõ luật có thể bị phạt mức phạt khá cao.
Vài ngày qua, trên mạng xã hội xôn xao những hình ảnh về việc xử phạt những hành vi vi phạm giao thông, rất nhiều người bức xúc bởi việc này. Tuy nhiên, họ bắt lỗi không sai vì thế chúng ta cần phải cẩn thận, lưu ý để tránh xui rủi, bực tức vào người.
Miền Trung, miền Nam bắt đầu vào mùa mưa bão với những rủi ro nhiều tiềm ẩn. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài lúc mưa bạn cần nhớ những điều sau để hạn chế những thiệt hại về người và tài sản.