Tương tự như mọi năm, thời điểm này được xem là cao điểm của mùa đăng kiểm nhưng khác với mọi năm thì đăng kiểm xe năm nay sẽ có phần gắt gao hơn, lượng xe cũng nhiều hơn. Vì thể để tránh mất thời gian, tiền bạc cũng như sự bực tức các chủ xe nên lưu ý các vấn đề sau để có thể thực hiện quy trình đăng kiểm một cách thuận lợi.
Đặt lịch đăng kiểm
Với sự thay đổi của công nghệ, hiện nay Cục Đăng kiểm Việt Nam đã đưa vào sử dụng ứng dụng đặt lịch hẹn trực tuyến tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian. Theo đó, các chủ xe có thể đặt lịch hẹn tại trung tâm đăng kiểm và thời gian phù hợp nhất qua ứng dụng TTDK trên điện thoại hoặc qua website của Cục Đăng kiểm.
Sau khi đăng ký lịch hẹn thành công, chủ xe chỉ cần theo lịch hẹn tới trung tâm đăng kiểm xuất trình phiếu hẹn online là có thể đăng kiểm mà không cần xếp hàng chờ hàng giờ. Việc đăng ký xếp lịch online không chỉ giúp chủ xe tiết kiệm được thời gian chờ đợi, mà còn tìm được trạm đăng kiểm gần nhất tại nơi sinh sống của mình hoặc tại những địa phương đang đến.
Kiểm tra phạt nguội
Hiện nay khi đi đăng kiểm xe, trạm đăng kiểm sẽ xác minh xem xe có dính lỗi phạt nguội nào hay không. Nếu còn thì trung tâm đăng kiểm hoàn toàn có quyền từ chối kiểm định. Do đó để tránh những xui rủi trước khi đăng kiểm thì chủ xe nên chủ động tra cứu thông tin xem xe có bị lỗi phạt nguội nào hay không.
Các chủ xe có thể tự tra cứu thông tin phương tiện của mình thông qua ứng dụng TTDK ngay khi đặt lịch đăng kiểm hoặc trên hệ thống website của của Cục CSGT hoặc của Cục Đăng kiểm. Việc tra cứu này diễn ra rất nhanh và có độ chính xác gần như tuyệt đối.
Bảo dưỡng, bảo trì xe
Đây là việc nên làm dù chiếc xe đang sử dụng chưa tới lịch định kỳ. Bởi trong quá trình sử dụng thì việc hao mòn vẫn có thể diễn ra, các sự cố của hệ thống trên xe hoàn toàn có thể xảy ra. Việc đem xe đi sửa chữa hoặc bảo dưỡng trước khi đi đăng kiểm sẽ đảm bảo chiếc xe trở về trạng thái tốt nhất đúng chuẩn các thông số an toàn để có thể vượt qua các hình thức kiểm tra xe.
Nếu vẫn ỷ y thì không may trong quá trình đăng kiểm mà xe không đạt yêu cầu về an toàn kỹ thuật, chủ xe buộc phải quay về khắc phục để có thể hoàn tất việc đăng kiểm. Việc này sẽ khiến chủ xe tốn không ít thời gian cũng như tiền bạc.
Và không may trong các trường hợp trạm đăng kiểm quá tải, việc phải đi khắc phục sự cố và quay lại đăng kiểm sẽ khiến chủ xe tốn thêm nhiều giờ đồng hồ để xếp hàng hoặc đăng ký lại lịch từ đầu.
Đừng quên những giấy tờ sau
Theo quy định tại Thông tư 02/2023 của Bộ GTVT, các giấy tờ bắt buộc cần mang theo khi đi đăng kiểm bao gồm: Giấy tờ về đăng ký xe (bản chính giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc bản chính giấy biên nhận), bản chính giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao giấy đăng ký xe) đang thế chấp của tổ chức tín dụng hoặc bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính (kèm theo bản sao giấy đăng ký xe) hoặc giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, chủ xe cần bổ sung giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính. Bộ cà số khung, số động cơ của xe đối với trường hợp xe cơ giới thuộc đối tượng miễn kiểm định.
Thông tư 44/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2023.
Ngoài các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô tham gia vào hoạt động kiểm định xe cơ giới, hợp tác xã cũng là đơn vị được phép kiểm định xe khi đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Không cần đưa xe đến trung tâm đăng kiểm xếp hàng, chờ đợi… từ ngày 3/6 xe ô tô chở người đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải có thể tự tra cứu thông tin và in giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận, tem kiểm định.
Ngoài việc tự động gia hạn đăng kiểm, Thông tư 08/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải có nhiều điểm mới.
Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa gửi tờ trình đề xuất tăng giá dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới với mức tăng từ 30.000 - 220.000 đồng/xe tùy theo loại xe.