Dù là xe máy hay ô tô thì đèn xe cũng là bộ phận không thể thiếu. Ai cũng biết khi lưu thông vào những khung giờ nhất định và điều kiện nhất định, nếu không bật đèn xe sẽ gây nguy hiểm cho chính mình và những người khác, ngoài ra sẽ bị phạt.
Nhưng mức độ biết của nhiều người chỉ dừng lại ở việc bật công tắc bật đèn miễn thấy sáng là được, mà không biết còn chi tiết rất quan trọng là công tắc điều chỉnh đèn pha và đèn cốt.
Thậm chí theo nhiều người đánh giá, việc cố tình hoặc vô tình sử dụng đèn pha (do thiếu hiểu biết) là thói quen thuộc dạng khó chịu và nguy hiểm nhất của những người tham gia giao thông.
Về cơ bản thì cả ở xe máy và ô tô, đèn chiếu sáng đều có hai chế độ:
- Đèn cốt (cos) là đèn chiếu gần, góc chiếu thấp giúp người lái xe quan sát được tình trạng mặt đường trong phạm vi gần (tránh ổ gà, gạch đá…), sử dụng khi lái xe tốc độ chậm, trong nội thành, khu dân cư.
Độ sáng và khoảng chiếu sáng của loại đèn này được tính toán kỹ để không gây ảnh hưởng cho xe đi trước hoặc đối diện. Một số nước bắt buộc phải bật đèn xe ngay cả vào ban ngày, chính là để ở chế độ đèn cốt này.
- Đèn pha (far) là đèn chiếu xa có cường độ ánh sáng mạnh, chiếu xa hơn và tầm nhìn cao hơn, giúp người điều khiển xe thấy được chướng ngại và các biển báo từ xa.
Chế độ đèn này sử dụng khi đi đường trường, cao tốc, nhưng nhiều người do không hiểu biết hoặc do cố tình muốn gây chú ý nên đã sử dụng sai trong nội thành gây lóa mắt, mất tầm nhìn cho các xe đi ngược chiều, dẫn đến nguy hiểm.Thực tế, việc sử dụng đèn sai như vậy là lỗi vi phạm giao thông sẽ bị xử phạt. Cụ thể, theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP:
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
- Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với hành vi sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;
Nút điều chỉnh đèn chiếu gần và chiếu xa với ký hiệu luồng đèn chúc xuống hoặc hướng lên, sau khi điều chỉnh, bạn sẽ thấy biểu tượng này sáng trên bảng đồng hồ xe mình. (Ảnh: Internet)
- Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư; hoặc không sử dụng đèn chiều sáng khi trời tối / sương mù / thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng đèn chiếu gần khi lưu thông trong hầm đường bộ.
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
- Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với hành vi sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; hoặc không sử dụng đèn chiều sáng khi trời tối / sương mù / thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không sử dụng đèn chiếu gần khi lưu thông trong hầm đường bộ.
Ngoài ra, khi tìm hiểu về đèn cốt và đèn pha, ta cũng dễ dàng thấy cụm từ “nháy đèn pha”.
Nháy đèn pha theo kiểu tắt mở là cách nhắc nhở xe đi ngược chiều hạ đèn pha nên nếu thấy, bạn hãy kiểm tra lại chế độ đèn trên xe mình để bảo đảm không vi phạm giao thông, đặc biệt là không gây ảnh hưởng đến người khác và dẫn đến tai nạn đáng tiếc nhé!
Mới đây trên thị trường xe cũ xuất hiện một chiếc xe thuộc hàng siêu lượt, thậm chí là lớp nilon bên trong vẫn chưa được tháo hết, đặc biệt là mức khấu hao chỉ 12 triệu cho 1km.
Từ ngày 3/1/2025, VinFast chính thức áp dụng giá bán mới cho các dòng xe máy điện cùng nhiều chính sách ưu đãi dành cho người dùng.
Vào thời điểm cuối năm cũ, bắt đầu năm mới thị trường xe máy lại có những thay đổi về giá bán khi có hãng tăng, hãng giảm khác nhau.
Việc kiểm định khí thải xe máy tại Việt Nam vẫn là vấn đề gây tranh cãi, tuy nhiên tại một số thị trường tiêu thụ thuộc top đầu châu Á đã thực hiện việc này từ lâu.
Do còn chờ quyết định về lộ trình thực hiện nên việc kiểm định khí thải mô tô, xe gắn máy chưa thực hiện ngay từ 1/1/2025.