Mạng xã hội 4.0 phát triển, mọi người có thể tra khảo các thông tin nhanh chóng, nhưng không ít người xem không hết, hay nghe các chỉ dẫn online dẫn tới việc hiểu luật không hết đơn cử như việc được hay không xem chuyển đề khi bị dừng xe.

Theo đó, vấn đề này gây cao trào khi một tài xế lái ô tô ở Lạng Sơn không đủ các giấy tờ cần thiết khi lưu thông, từ chối thổi nồng độ cồn khi có dấu hiệu sử dụng rượu bia, trái lại còn livestream phát trực tuyến việc mình bị dừng xe, yêu cầu trưng chuyên đề đồng thời sử dụng các từ ngữ không hay với lực lượng chức năng gây bức xúc dư luận.

nhap-nhang-chuyen-xem-chuyen-de-khi-bi-canh-sat-giao-thong-dung-xe

Thực tế việc đòi xem chuyên đề không phải hiếm, xuất phát từ những video không đầy đủ đầu đuôi lan truyền trên mạng xã hội khiến nhiều người học theo, yêu cầu phải có đầy đủ giấy tờ văn bản mới chịu chấp hành làm việc, thậm chí bắt bẻ từng câu chữ, nếu không có sẽ rút điện thoại ra quay phim, ghi hình, livestream sự việc gây sức ép, đồng thời được xem là câu thần chú mỗi khi bị dừng xe ngày càng phổ biến.

Ngày trước việc xem chuyên đề người bị dừng xe có thể yêu cầu tuy nhiên tại điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư 67/2019/TT-BCA mới nhất trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có quy định về nội dung công khai của Công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gồm: "Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông, Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên, gồm các nội dung cụ thể sau: Tên đơn vị; tuyến đường; các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý; thời gian thực hiện..." thì bắt buộc phải công khai nhưng phải theo điều 6 Thông tư 67 quy định các hình thức công khai thông qua 5 kênh, cụ thể:

  1. Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử; Trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.
  2. Đăng Công báo.
  3. Niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an.
  4. Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
  5. Thông qua việc tiếp công dân; họp báo; thông cáo báo chí; hoạt động của người phát ngôn trong lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

nhap-nhang-chuyen-xem-chuyen-de-khi-bi-canh-sat-giao-thong-dung-xe

Như vậy, sẽ không có chuyện được xem trực tiếp chuyên đề khi lực lượng chức năng đang xử lý lỗi vi phạm, đồng thời dựa trên điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA thì cảnh sát giao thông vẫn được quyền dừng xe dù không có lỗi trong 3 trường hợp sau:

  1. Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  2. Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.
  3. Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Có thể thấy dựa trên các thông tư, nghị định theo quy định thì việc yêu cầu lực lượng cơ quan chức năng trưng ra chuyên đề kiểm tra là việc bất khả thi, thay vào đó người bị dừng xe có thể tìm hiểu, xem các chuyên đề này thông qua các cổng thông tin báo chí chính thống hoặc có thể xem trực tiếp tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận sự việc.

nhap-nhang-chuyen-xem-chuyen-de-khi-bi-canh-sat-giao-thong-dung-xe

Trong trường hợp cảm thấy không hài lòng, người vi phạm vẫn có quyền giám sát cảnh sát giao thông làm việc bằng các hình thức khác nhau như sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình. Tuy nhiên phải đảm bảo các điều kiện được ghi nhận tại khoản 5 Điều 11 Thông tư 67/2019, cụ thể:

  1. Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ.
  2. Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông).
  3. Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Nếu có hành vi chống đối, không hợp tác hoặc cản trở người thi hành công vụ sẽ bị phạt từ 4 đến 6 triệu đồng đối với cá nhân hay 8 đến 12 triệu đồng đối với việc tổ chức thực hiện các hành vi này dựa trên khoảng 9 Điều 11 Nghị định 100.

nhap-nhang-chuyen-xem-chuyen-de-khi-bi-canh-sat-giao-thong-dung-xe

Cuối cùng hãy tìm hiểu thật kỹ các nghị định, quy định hiện hành, tránh việc nghe theo các thông tin không đầy đủ trên các trang mạng xã hội, hợp tác đầy đủ với cơ quan chức năng tránh, việc vô tình trở thành người sai phạm một cách vô cớ dẫn tới việc bị xử phạt không đáng. Đồng thời cũng không quá ngạc nhiên khi gần đây các kênh truyền thông, báo chí thường xuyên đăng tải các thông tin như “ra quân cao điểm xử phạt vi phạm”, “triển khai kiểm tra nồng độ cồn”, “triển khai cao điểm bảo đảm TTATGT”,… bởi đây là 1 trong 5 kênh đăng tải các chuyên đề về kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông thông dụng nhất.

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.