1. KHÔNG quá tốc độ
Lưu ý đầu tiên khi đi chạy đường dài chính là “KHÔNG” được chạy quá tốc độ, đây chính là vi phạm thường xuyên xảy ra nhất bởi không ít tai nạn xảy ra đều bắt nguồn từ nguyên do chạy quá tốc độ.
Mức phạt cho xe máy khi chạy quá tốc độ cho phép:
- Từ 5 đến dưới 10 km/h: 100.000 - 200.000 đồng.
- Từ 10 đến 20 km/h: 500.000 - 1.000.000 đồng.
- Từ 20 đến 35 km/h: 3 – 4 triệu đồng.
- Trên 35 km/h: 3 - 4 triệu đồng.
2. KHÔNG sai làn đường
Việc chạy quá tốc độ cũng là nguyên nhân dẫn đến việc chạy sai làn đường, việc chạy sai làn đường thường sẽ lấn sang phần dành cho ô tô con hoặc ô tô tải, việc làm này rất dễ gặp tai nạn cho xe con vượt hay bị va quẹt.
Mức phạt cho xe máy khi đi không đúng làn đường là từ 300.000 đồng đến 400.000 nghìn đồng. Ngoài ra, t trường hợp xe máy đi không đúng làn đường quy định mà gây tai nạn thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
3. KHÔNG pha (trợ sáng)
Với sự hổ trợ của đèn trợ sáng cũng là thủ phạm chính gây sự loá mắt người chạy ngược chiều, cũng là nguyên do khá nhiều cánh bác tài xế lên án nhất hiện nay. Tuy nhiên vẫn không ít người vẫn sử dụng đèn trợ sáng sai cách gây ảnh hưởng xấu đến người khác.
Theo luật hiện hành vẫn chưa có hình thức xử lý người vi phạm sử dụng đèn trợ sáng sai cách, tuy nhiên mức phạt dành cho việc sử dụng đèn pha sai cách là:
- Phạt từ 80 -100.000 nghìn khi sử dụng đèn chiếu xa tránh xe ngược chiều, không sử dụng đủ đèn chiếu sáng khi thời tiết có sương mù hoặc trời tối, thời tiết xấu khiến tầm nhìn bị hạn chế.
Thêm vào đó, việc lắp đèn trợ sáng còn có thể bị quy vào tội: lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm là tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.
4. KHÔNG vượt đèn (đỏ, vàng)
Vượt đèn là nổi ám ảnh của những người tham gia giao thông khi bắt gặp khá nhiều tình trạng vượt đèn đỏ, kể cả đèn vàng. Việc làm này hết sức gây nguy hiểm cho bản thân chính chúng ta cũng như là những người cùng tham gia giao thông.
Vượt đèn vàng hiện nay được xem như không tuân thủ hiệu lệnh của đèn giao thông và dừng lại trước vạch kẻ đường, như vậy lỗi vượt đèn vàng vẫn tính theo như lỗi vượt đèn đỏ như sau:
-Mức phạt dành cho xe máy vượt đèn vàng : Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm bị phạt tiền từ 300-400 nghìn đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng .
5. KHÔNG rượu bia
Việc sử dụng các loại chất kích thích khi điều khiển xe gắn máy là đều cấm kị khi tham gia giao thông, là lỗi sử phạt nặng nhằm răng đe và hạn chế tình trạng say xỉn điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng, làm mất an ninh trật tự xã hội.
Với người điều khiển xe máy, mức phạt vi phạm nồng độ cồn như sau:
- Phạt tiền 1-2 triệu đồng với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 1-3 tháng.
- Phạt tiền 3-4 triệu đồng với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ; hoặc điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 3-5 tháng.
Bảo hiểm xe máy đang là vấn đề hot hiện nay, khi người dùng chỉ biết mua chứ chưa thực sự biết xài, đánh tráo khái niệm gây tranh cãi.
Người điều khiển xe máy vô tình đeo tai nghe, không chấp hành hiệu lệnh của biển báo buộc phải nộp phạt tại chỗ... dưới đây là các mức phạt cơ bản dễ mắc phải khi tham gia lưu thông.
Theo luật giao thông đường bộ và Nghị định 46/2016, chỉ có quy định xử phạt hành vi không chấp hành tín hiệu giao thông.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa đưa ra 3 kiến nghị đối với Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Bộ Giao thông - Vận tải đề nghị không xử phạt các xe vì không có giấy tờ bản gốc.
Câu hỏi từ bạn đọc CafeAuto có nội dung: Nếu phát hiện trên xe chở quá số người quy định thì bị xử phạt ra sao?