Vụ cháy tàu chở hàng Felicity Ace trong hơn 1 tuần đã nhấn chìm nhiều xe hơi đắt tiền.
Theo công ty luật Vinson & Elkins thì hãng vận tải của Nhật Bản là Mitsui OSK Lines – công ty sở hữu con tàu Felicity Ace đã bị thiệt hại khoảng nửa tỉ USD do vụ hoả hoạn và chìm tàu vừa qua.
Vụ chìm tàu chở hàng Felicity Ace diễn ra vào ngày 16/2/2022 do bị cháy hơn 1 tuần và dưới các nỗ lực cứu hộ thì chỉ có các thủ thủy đoàn được sơ tán thành công trong khi đó số phận con tàu đã nằm sâu dưới đáy đại dương ngoài bờ biển Azores của Bồ Đào Nha.
Có khoảng 4.000 chiếc xe đã chìm cùng con tàu này trong đó có nhiều thương hiệu xe sang như Bentley, Audi, Porsche, Lamborghini…
Cho đến nay, nguyên nhân làm con tàu bốc cháy dữ dội vẫn chưa được làm rõ nhưng các hướng nghi ngờ đang đặt vào việc các chiếc xe điện là nguyên nhân chủ chốt.
Phát ngôn viên của Mitsui OSK Lines cho biết, đã thực hiện chính sách mới của hãng qua đó cấm vận chuyển xe thuần điện đã qua sử dụng trong thời điểm hiện tại. Các loại xe lai hybrid vẫn được chấp nhận trong hợp đồng.
Loạt xe ô tô được vận chuyển bằng đường biển.
Chính sách có thể sẽ thay đổi trong tương lai sau khi hãng này theo dõi chặt chẽ những phát triển liên quan đến những chiếc xe điện đã qua sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ cháy nổ để tránh các tai nạn đáng tiếc tái diễn.
Các nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa hoa đã chỉ ra rằng xe điện có khả năng bắt lửa và cháy nổ ít hơn nhiều so với các loại xe xăng tuy nhiên nếu nó bắt lửa thì sẽ bốc cháy rất dữ dội và khó kiểm soát vì các tế bào pin. Một ví dụ thực tế là một vài chiếc Tesla bốc cháy tại Mỹ phát nhiệt độ nóng đến mức làm chảy mặt đường bên dưới gần xe.
Với tai nạn thiệt hại nặng về kinh tế, việc Mitsui OSK Lines thận trọng là có cơ sở trong khi đó các hãng tàu vận chuyển khác vẫn sẽ tiếp tục nhận đơn hàng vận chuyển bao gồm cả xe điện.
Còn tổ chức Hàng hải Quốc tế đã lên tiếng cho biết, có thể các tiêu chuẩn chữa cháy cần phải thay đổi để xử lý tốt hơn những thách thức do xe điện gây ra trên các hãng vận tải đường biển.